【lich bong da hn】“Chìa khóa” động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp
Nhiều động lực tăng trưởng,ìakhóađộnglựctăngtrưởngchodoanhnghiệlich bong da hn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp “Làm mới” động lực cải cách, khơi thông nguồn lực tăng trưởng Thực hiện chính sách tài khoá chưa từng có hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp |
Cần nhiều cải cách và đổi mới để không làm “hao hụt” số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Ảnh: H.Dịu |
Bệ đỡ “cuộc chơi” toàn cầu hóa
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ: Cần nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tập trung vào những động lực tăng trưởng mới như con người, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao… Nhưng để những yếu tố này trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Vì thế, cần có hệ sinh thái để hỗ trợ và khuyến khích thế hệ trẻ thử nghiệm và phát triển, trong đó, doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp là trụ cột trong hệ sinh thái, cũng như tăng cường kết nối giữa các khu vực trong hệ sinh thái. Ngoài ra cần tăng cường các giải pháp trong thu hút nguồn lực tài chính, hỗ trợ tiếp cận thị trường và mạng lưới hỗ trợ quốc tế để ngày càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững và hiệu quả. Ông Nguyễn Đình Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO: Hỗ trợ thực thi hiệu quả Nắm bắt cơ hội mở ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những chính sách khuyến khích từ Chính phủ và các bộ, ngành, TECHPRO đã là đại diện của một số hãng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, làm đối tác với Tập đoàn Advantech – tập đoàn chuyên về máy tính công nghiệp và các nền tảng IoT (Internet vạn vật) trong công nghiệp, để từ đó thúc đẩy áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), IoT… trong các sản phẩm giải pháp của công ty. Nhưng để tiếp tục có những thành công hơn nữa, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ về chính sách từ Chính phủ, các cơ quan quản lý liên quan. Trong đó, các doanh nghiệp cần hướng dẫn các thông tư, nghị định từ các cơ quan trung ương đến địa phương một cách cụ thể, rõ ràng, giúp quá trình trình thực thi doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế: Cần chủ động, đổi mới mạnh mẽ Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã thực sự tạo thêm động lực và mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng còn rủi ro thách thức, nhất là về năng lực cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng như việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước đây… Do đó, việc thực thi FTA cần chiến lược, chủ động, đổi mới mạnh mẽ. Trong đó, điều quan trọng là phải có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vượt qua bài toán “xanh” trong hoạt động sản xuất, với nhiều tiêu chí như xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải. Minh Chi (ghi) |
Từ góc độ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) chia sẻ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%. Để có kết quả này, ông Hoài đánh giá cao các chính sách đã được Chính phủ và nhiều bộ, ngành tạo ra, từ cơ chế để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đến những ưu đãi về tín dụng, tài chính…
Nhưng cũng theo ông Ngô Sỹ Hoài, vẫn còn một số khâu liên quan thể chế, chi phí thực thi pháp luật còn “nan giải”. Đại diện VIFOREST nêu rõ, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường quốc tế với tư cách là doanh nghiệp, doanh nhân cá thể, chưa phải tư cách ngành hàng quốc gia nên sức cạnh tranh thấp, tăng trưởng xuất khẩu lại dựa nhiều vào một số lợi thế so sánh như chi phí đầu vào, nhân công thấp… Vì thế, vị này đề nghị cơ chế để doanh nghiệp hợp nhất, đồng lòng trong hợp tác, liên kết tạo sức mạnh nội khối, tránh rủi ro từ những tranh chấp hay phòng vệ thương mại.
Cũng nói về những hỗ trợ từ chính sách, ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ao Vua cho rằng, doanh nghiệp tồn tại và phát triển cần nhiều yếu tố, trong đó, doanh nghiệp cần chính sách tháo gỡ khó khăn về kinh doanh, đầu tư, như giảm thời gian thực hiện các thủ tục về cấp phép đầu tư dự án. Ông Thản cho biết, có những dự án 5-7 năm chưa được cấp phép do nhiều quy định còn gây khó.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho hay, theo thống kê của Hiệp hội, hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với 5 khó khăn, bao gồm thiếu đơn hàng, thiếu tiếp cận vốn, thủ tục hành chính còn rườm rà, lo ngại hình sự hóa trong hoạt động kinh tế, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Do đó, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, cần mở rộng thị trường xuất khẩu để khơi thông các đơn hàng; khơi thông các nguồn vốn bằng cách giải quyết các vấn đề về trái phiếu, vốn ngân hàng, các nguồn vốn từ các quỹ còn chưa hiệu quả. Đồng thời, rà soát, tháo gỡ các thủ tục hành chính còn rườm rà; có các biện pháp củng cố hơn nữa niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và giới đầu tư tư nhân…
Ông Mạc Quốc Anh cho biết thêm, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành năm 2018, tuy nhiên các tỉnh, thành chưa thực thi một cách hiệu quả. Mặc dù Hà Nội và một số tỉnh thành trực thuộc Trung ương đã hành động nhanh chóng để thực thi Luật này nhưng vẫn cần có sự vào cuộc của cả nước. Chính phủ cũng cần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp lớn thành những “sếu đầu đàn” hùng mạnh để có thể tăng cường sức cạnh tranh, tạo bệ đỡ hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tham gia mạnh mẽ hơn vào “cuộc chơi” toàn cầu hóa.
Cải cách thể chế là “chìa khóa”
Đã qua những tháng đầu năm 2024, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, con số 74.000 doanh nghiệp rút lui trong quý 1/2024, nhiều hơn so với con số gần 60.000 doanh nghiệp quay trở lại và thành lập mới là dấu hiệu đáng lưu tâm. Theo các chuyên gia, dù hầu hết doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, khó chống chọi với những khó khăn hiện nay nhưng cũng cho thấy cần có sự cải cách và đổi mới để không làm “hao hụt” số lượng và chất lượng doanh nghiệp.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nền tảng để Việt Nam giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô thời gian qua nhờ vào các giải pháp hữu hiệu từ chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách nhằm mở rộng không gian kinh tế, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp… vì thế, với nền tảng này, Việt Nam cần quyết liệt hơn để cải cách thể chế giúp phát huy hiệu quả hơn nội lực của nền kinh tế. “Thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa” quan trọng cho tăng trưởng”, Viện trưởng CIEM nêu rõ.
TS. Trần Thị Hồng Minh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính; hoàn thiện thể chế liên kết vùng nhằm tạo động lực cho liên kết giữa các địa phương và doanh nghiệp theo tư duy chuỗi giá trị để “cùng hợp tác, cùng thắng”. Cùng với đó là hoàn thiện và triển khai hiệu quả khung chính sách cải thiện năng suất lao động, gắn với thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tập trung tháo gỡ các khó khăn về tiếp cận các thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh tạo thuận lợi thương mại…
Cũng về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, cải cách thể chế, đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh, hoàn thiện khung chính sách cho các mô hình kinh tế mới… không chỉ thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới và truyền thống mà còn lấy lại và tạo dựng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, từ đó mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Mark Zuckerberg: “Tương lai con người sẽ sống trên vũ trụ ảo”
- ·Công bố 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2018
- ·Hà Nội hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi nghiệp
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Hòa Bình sẽ nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức cao lên 55%
- ·Doanh số bán dẫn toàn cầu đạt mốc kỷ lục
- ·Agribank: Bắt nhịp xu thế Ngân hàng số
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Hai siêu hố đen sắp va chạm làm rung chuyển không gian và thời gian
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·TikTok ‘qua mặt’ Apple và Google để lấy dữ liệu người dùng
- ·VietinBank tuyển dụng gần 150 thực tập viên năm 2018
- ·Làm gì để hạ nhiệt khi laptop quá nóng?
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Hacker Nga phản công đánh sập trang web của Anonymous
- ·Bộ TT&TT công nhận ông Trần Như Hiền tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính
- ·Truth Social: 'Twitter vì lẽ phải' liệu có dành cho lẽ phải?
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Các ‘ông lớn’ smartphone đã cạn ý tưởng thiết kế?