您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả bóng da y】Có cần quản lý riêng loại hình doanh nghiệp chế xuất ? 正文

【kết quả bóng da y】Có cần quản lý riêng loại hình doanh nghiệp chế xuất ?

时间:2025-01-09 13:16:18 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Chi cục Hải quan KCX Long Bình kiểm tra hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên, trong quá tr kết quả bóng da y

co can quan ly rieng loai hinh doanh nghiep che xuat

Chi cục Hải quan KCX Long Bình kiểm tra hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cơ quan Hải quan cũng như các DNCX thực hiện loại hình gia công, SXXK đang gặp một số khó khăn, lúng túng khi thực hiện quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.

Cụ thể tại Điều 38, Khoản 5, Điểm c Thông tư nói trên có quy định: "Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu phải phù hợp với hàng hóa ghi trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho tại DN về mã ký hiệu hàng hóa, chủng loại, đơn vị tính, số lượng".

Tuy nhiên, các DNCX cho rằng, có những nguyên liệu mua theo đơn giá tính theo cuộn nhưng định mức tính trên sản phẩm nếu quy đổi phù hợp sẽ theo đơn vị cụ thể như: cm, dm, nhưng trên hệ thống kho khi nhập vào chương trình quản lý tại DN tính theo cuộn chứ không tính theo cm, dm, nên đối với một số nguyên liệu sẽ không có sự thống nhất hoàn toàn về đơn vị tính trên tờ khai với phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ...

Điều 38, Khoản 5, Điểm b quy định: "Định mức tiêu hao nguyên vật liệu thông báo với cơ quan Hải quan phải phù hợp với định mức thực tế sản xuất tại DN". Trên thực tế định mức chưa tính tiêu hao thì DN luôn đúng theo công thức sản xuất và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là xác định tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế khi khai báo định mức, vì nguyên liệu sản xuất rất nhiều, một nguyên liệu dùng sản xuất cho nhiều sản phẩm khác nhau với tỷ lệ hao hụt khác nhau.

Ngoài ra, sản phẩm sản xuất ra cũng rất nhiều và liên tục trong đó có thể xuất khẩu sau khi sản xuất vài ngày hoặc một phần xuất khẩu, một phần tồn kho. Trong quá trình sản xuất hao hụt luôn dao động do máy móc phải thiết lập lại cho từng loại sản phẩm, do sự cố máy móc, thao tác, bao bì trực tiếp bị lỗi hư hỏng, sản phẩm mới thường hao hụt nhiều hơn sản phẩm cũ do chưa ổn định... nên việc xác định tỷ lệ hao hụt tương đối chính xác là rất khó khăn.

DN kiến nghị khai báo định mức theo hướng không khai báo tỷ lệ hao hụt trên định mức mà chỉ khai báo định mức sử dụng nguyên liệu cấu thành trong một đơn vị thành phẩm; số lượng nguyên liệu nằm trong tỷ lệ hao hụt, sẽ nằm trong phần lượng chênh lệch giữa báo cáo tồn kho thực tế và sổ sách. Trên cơ sở giải trình của DN, cơ quan Hải quan xem xét chấp nhận phần lượng nguyên liệu chênh lệch này, cho phép điều chỉnh số liệu sổ sách theo số thực tế tồn kho để theo dõi tiếp, nếu DN chấp hành tốt pháp luật, cam kết không gian lận và cơ quan Hải quan kiểm tra không phát hiện DN có tiêu thụ nội địa.

Vấn đề xác định tỷ lệ hao hụt cũng liên quan đến việc thực hiện Điều 38, Khoản 5, Điểm d quy định: "Hàng hóa tồn kho thực tế DNCX khai báo khi thanh khoản với cơ quan Hải quan phải phù hợp với hàng hóa tồn kho theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và "Bảng tổng hợp hàng hóa nhập -xuất - tồn" theo dõi tại cơ quan Hải quan trong cùng kỳ báo cáo".

Nguyên nhân cũng do tỷ lệ hao hụt rất khó xác định chính xác theo từng thời điểm phát sinh và luôn dao động tuy thuộc tình hình sản xuất, chất lượng nguyên liệu, bao bì không thể nào là một con số bất biến mà chỉ có thể tính ra được số trung bình sau một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, nguyên liệu tồn tại nhà máy dưới các dạng: phế phẩm, phế liệu; thành phẩm; bán thành phẩm; nguyên liệu tồn kho...

Kế toán thực hiện việc kiểm kê tồn kho thực tế cuối năm nhằm xác định số tồn của nguyên liệu, bán thành phẩm, trong khi cơ quan Hải quan yêu cầu DN phải quy đổi từ bán thành phẩm, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm về toàn bộ nguyên liệu trong khi báo cáo thanh khoản cùa DNCX theo quy định phải nộp theo quý là khó thực hiện.

Qua các vướng mắc của các DNCX và nội dung trả lời của Tổng cục Hải quan tại Công văn số 1544/TCHQ-CCHDH ngày 28-3-2013 cho hải quan các tỉnh thành phố về vướng mắc liên quan đến DNCX, Cục Hải quan Đồng Nai nhận thấy việc quy định một kiểu quản lý riêng đối với DNCX khác với các DN khác (không phải là DNCX) cũng hoạt động theo 2 loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, dẫn đến phức tạp trong công tác quản lý của cơ quan hải quan.

Và việc quản lý này cũng sẽ tạo ra khó khăn khi ngành Hải quan đang tiến đến triển khai thủ tục hải quan theo hệ thống VNACCS/VCIS trong năm 2014. Mặt khác, hiện nay ngành cũng đang sửa đổi Luật Hải quan theo hướng phù hợp với hệ thống VNACCS/VCIS, tức là thống nhất một phương pháp duy nhất để quản lý việc nhập khẩu hàng hóa của các DN nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công, SXXK (bao gồm cả DNCX), không phân chia ra làm nhiều loại hình (gia công, SXXK, DNCX) phức tạp như hiện nay.

Theo ý kiến của Cục Hải quan Đồng Nai, nên triển khai thủ tục hải quan điện tử đối với các DNCX trên địa bàn như các DN khác (không phải là DNCX) hiện đang áp dụng để tạo thuận lợi và tạo sự bình đẳng cho các DN cùng nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; các DN khác đang hoạt động theo những loại hình nào thì DNCX cũng sẽ được làm thủ tục hải quan và thanh khoản theo các loại hình tương ứng.

Nguyễn Đăng