您的当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo olympique marseille】Trí tuệ cộng đồng góp sức xây dựng chính sách tài chính 正文

【soi kèo olympique marseille】Trí tuệ cộng đồng góp sức xây dựng chính sách tài chính

时间:2025-01-10 20:38:37 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Đa số các văn bản pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều được soi kèo olympique marseille

tri tue cong dong gop suc xay dung chinh sach tai chinh

Đa số các văn bản pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều được lấy ý kiến đúng trình tự. (Ảnh: H.Vân.)

Tạo điều kiện để “dân” lên tiếng

Tính từ năm 2007 đến năm 2015,ítuệcộngđồnggópsứcxâydựngchínhsáchtàichísoi kèo olympique marseille Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 38 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 344 nghị định, quyết định của Thủ tướng và ban hành theo thẩm quyền 2.074 thông tư, thông tư liên tịch, chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đánh giá việc triển khai lấy ý kiến cộng đồng khi xây dựng chính sách của một số lĩnh vực đặc thù trong ngành Tài chính, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Chuyên gia tư vấn pháp luật của Bộ Tài chính nhận định: Hiện nay, đa số các văn bản pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, hồ sơ, thủ tục; đã lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp từ dự thảo văn bản pháp lý cũng như các chuyên gia, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực được quy định. Các văn bản trong quá trình soạn thảo đều được lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động từ văn bản Luật, các cơ quan quản lý, bộ ban ngành cùng các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Các hình thức lấy ý kiến các đối tượng liên quan đa dạng, đa phần các phương thức lấy ý kiến đều được cơ quan soạn thảo sử dụng đồng thời và mang lại hiệu quả cao.

Phân tích cụ thể, ông Nghĩa ví dụ trong lĩnh vực Thuế, Hải quan. Với đặc thù là lĩnh vực có đối tượng chịu sự tác động lớn, quan hệ điều chỉnh rộng nên việc lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong quá trình xây dựng văn bản QPPL về thuế, hải quan được Bộ Tài chính xem là một yêu cầu cần thiết và nghiêm túc thực hiện. Trên thực tế, việc lấy ý kiến đều được thực hiện đảm bảo theo quy trình chung là sau khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và được sự phê duyệt của lãnh đạo Bộ thì sẽ được gửi lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan theo 4 phương thức là gửi công văn; đăng tải trên Cổng Thông tin Bộ Tài chính, trang điện tử của Tổng cục; họp, hội thảo; tổ chức hội nghị đối thoại. Về cơ bản các hình thức lấy ý kiến này đã đem lại một số kết quả khả quan như gửi được đến đầy đủ, đúng đối tượng; phương thức thực hiện đa dạng, phù hợp giúp rút ngắn thời gian để thu thập được nhiều ý kiến tham gia hơn; các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện tối đa để tham gia. Qua đó, Bộ Tài chính đã nhận lại nhiều ý kiến tham gia từ phía cộng đồng đối với các dự thảo được đưa ra, trong đó 77,63% phản hồi bằng văn bản; 43,35% từ các hội thảo và 3,2% thông qua các trang điện tử.

Bên cạnh việc phát đi các nội dung xin ý kiến, quá trình xử lý ý kiến tham gia của các đơn vị cũng được thực hiện nghiêm túc, các ý kiến tiếp thu được chỉnh sửa tại dự thảo, các ý kiến không tiếp thu cũng được giải trình rõ. Sau khi xử lý, cơ quan soạn thảo cũng có báo cáo chi tiết về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia đảm bảo tính minh bạch, công khai trong quá trình soạn thảo văn bản. Bộ Tài chính luôn nỗ lực phối hợp với các tổ chức, hiệp hội bảo vệ cho các DN, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp từ văn bản pháp luật để tìm được tiếng nói chung, từ đó, đưa các văn bản pháp lý được soạn thảo sát với thực tiễn triển khai tạo hiệu quả, nâng cao chất lượng các văn bản pháp lý. Đặc biệt, việc lấy ý kiến cộng đồng trong khi xây dựng chính sách tài chính kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp tạo hiệu quả “kép” cho các công tác này, nâng cao hơn tính trách nhiệm, sự hiểu biết, quan tâm của các cán bộ, cá nhân tổ chức tham gia soạn thảo văn bản cũng như chịu tác động từ văn bản.

Tăng cường kết nối

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, ông Đặng Công Khôi – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết: Bộ Tài chính đang sử dụng việc lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân là một trong những công cụ để nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài chính. Theo đó, việc lấy ý kiến cộng đồng không chỉ là cơ sở quan trọng để phát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật mà còn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh được quy định trong văn bản pháp luật và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Qua đó, huy động được trí tuệ của cộng đồng, ý chí, nguyện vọng của các đối tượng tham gia, nhờ đó có thể xây dựng được các quy định phù hợp hơn với thực tiễn, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản sau khi ban hành; giảm thiểu rủi ro từ các hậu quả không lường trước của chính sách và đặc biệt là bảo đảm hài hòa lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội.

Đưa ra những khuyến nghị cụ thể với Bộ Tài chính, ông Trần Hữu Hùynh - Chuyên gia tư vấn Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng: Để cải thiện công tác tham vấn trong xây dựng pháp luật thời gian tới, Bộ Tài chính cần cải thiện hiệu quả các hoạt động nội bộ của Bộ Tài chính bằng cách chú trọng hơn vào các hoạt động nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị dự thảo với việc tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nhu cầu của các chủ thể liên quan, xác định các mục tiêu cần giải quyết; đánh giá tác động cơ bản.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cần đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng pháp luật. Theo đó, có thể đăng tải dự thảo đã được chỉnh sửa, ghi chú những thay đổi so với dự thảo đã lấy ý kiến trước đó; thể hiện thiện chí khi nhận được ý kiến góp ý của người dân, DN, bằng cách thông báo về việc đã nhận được ý kiến, thậm chí cảm ơn người gửi; công khai các ý kiến góp ý của các bên có liên quan; công khai giải trình tiếp thu.

Theo ông Huỳnh, việc kết nối với cộng đồng DN thông qua các Hiệp hội hoặc kết nối trực tiếp với các DN trong quá trình tham vấn xây dựng chính sách cần đặc biệt được tăng cường song song với việc sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cuối cùng, ông Huỳnh chia sẻ thêm một số phương pháp kết nối đa dạng, linh hoạt bên cạnh các hình thức tham vấn hiện đang được triển khai như tổ chức liên kết mềm thông qua báo cáo thường kỳ, báo cáo đột xuất, trao đổi qua thư điện tử. Bộ Tài chính cũng nên phát huy các kết quả đối thoại với DN đã thu được thời gian qua và lưu ý tránh hình thức hoặc hành chính hóa, tránh đối đầu, hoặc độc thoại, tăng đối thoại, tăng tương tác, giảm tư vấn, giải đáp tình huống cá biệt cụ thể để tập trung thảo luận theo nhóm vấn đề, rút ra các kiến nghị chính sách.