Đây là một trong 6 định hướng quan trọng trong phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2024,ínhphủquyếttâmnânghạngthịtrườngchứngkhoáhôm nay việt nam có đá không diễn ra sáng 28/2.
Tại hội nghị, phát biểu về những nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, trong đó có TTCK, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sau hơn 35 năm đổi mới, "Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đến nay đã là nước thuộc top tăng trưởng GDP cao trên thế giới; GDP năm 2023 tăng 5,05%; thu nhập bình quân đầu người tăng lên gần 4.300 USD năm 2023. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn được bảo đảm. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (phải), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (trái) tại hội nghị. Ảnh VPG. |
Chính phủ luôn đặt mình vào vị trí các chủ thể trên thị trường
Về phương hướng phát triển TTCK, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 đã có nhiều nội dung, song Thủ tướng nhấn mạnh 6 điểm.
Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
"Năm 2024, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội để nhà đầu tư yên tâm. Chúng ta quyết tâm nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi” - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh. |
Thứ hai, chính sách phải nhất quán, phản ứng chính sách phải kịp thời, chính sách phải phù hợp và theo kịp thực tiễn.
Thứ ba, quản lý nhà nước phải công khai, minh bạch, đúng quy luật thị trường.
Thứ tư, Chính phủ, các cơ quan chức năng luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan; luôn chia sẻ khó khăn và đặt mình vào vị trí nhà đầu tư, nhà phát hành để thiết kế chính sách, xây dựng một Chính phủ thực sự kiến tạo phát triển.
Thứ năm, Chính phủ quyết tâm nâng hạng TTCK; tập trung phát triển theo xu hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, phát triển nhanh và bền vững.
Thứ sáu, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội để thực hiện các chức năng cung cấp vốn; phát triển mạnh hạ tầng và hệ sinh thái cho TTCK.
Triển khai ngay các chương trình hành động cụ thể
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, UBCKNN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng và triển khai ngay các chương trình hành động cụ thể về thực hiện Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.
Đồng thời, Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định bất cập hiện hành đặc biệt liên quan đến quy định việc minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư, trong đó có việc sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VPG. |
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, UBCKNN đẩy mạnh nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của TTCK theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số; nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thị trường; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các định chế thị trường, các nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam theo hướng hài hòa lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ - nhà đầu tư.
Song song với đó, cơ quan quản lý tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh kiểm tra TTCK nhằm phòng chống, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trên TTCK; xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật những trường hợp, hành vi vi phạm, đảm bảo TTCK phát triển bền vững và vận hành được công bằng, công khai, minh bạch.
Thủ tướng cũng yêu cầu mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin chính thống về TTCK Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, chú trọng hơn công tác truyền thông nâng cao hiểu biết, trình độ, khả năng phân tích của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nhanh chóng rà soát, cắt bỏ, sửa đổi các thủ tục còn rườm rà, chồng chéo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán, TTCK nói riêng.
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo UBCKNN tiếp tục phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp tăng cường quản lý, giám sát đối với người hành nghề chứng khoán; áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp đối với người quản lý công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người hành nghề.
Nâng hạng – “đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện”
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng với tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, có sản phẩm, hiệu quả cân đong đo đếm được".
Thủ tướng giao Bộ Tài chính, UBCKNN, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp, xử lý nhanh chóng, sớm có kết quả các vướng mắc thuộc trách nhiệm của ngành mình để đáp ứng được qui định tiêu chí nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN khẩn trương rà soát, đề xuất việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm xử lý các vấn đề kỹ thuật còn vướng mắc, nâng cao tính minh bạch trên TTCK, tháo gỡ ngay những rào cản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành quyết liệt triên khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi. Ảnh: Duy Dũng. |
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét, rà soát để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn quy trình mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài; nghiên cứu công cụ thanh toán bù trừ phù hợp quy luật thị trường; tiếp tục triển khai các giải pháp, chỉ đạo các ngân thương mại tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. |
Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài; cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của bộ bằng song ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Mặc khác, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét, rà soát để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn quy trình mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài; nghiên cứu công cụ thanh toán bù trừ phù hợp quy luật thị trường; tiếp tục triển khai các giải pháp, chỉ đạo các ngân thương mại tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; nâng cao năng lực quản trị công ty, quản trị rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường; phát triển chuyên nghiệp các dịch vụ được phép hoạt động. Đồng thời, tiếp tục phát triển hoạt động khối các công ty chứng khoán theo hai mô hình đa năng và chuyên doanh; tăng cường vai trò tạo lập thị trường, nâng cao tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển hệ thống công nghệ có chiều sâu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, xây dựng cơ chế hướng dẫn, quản lý và giám sát việc áp dụng công nghệ tài chính trong giao dịch chứng khoán.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK; thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn, tình hình tài chính, quản trị công ty tốt thực hiện niêm yết trên TTCK; hỗ trợ tích cực việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
Mặc khác, cần phát hành đa dạng các kỳ hạn trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Tập trung thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết; đa dạng các loại trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp cho mục tiêu thực hiện dự án, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Cùng với việc yêu cầu tiếp tục phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh và các sản phẩm mới, Thủ tướng khuyến khích phát hành trái phiếu chính phủ xanh, trái phiếu chính quyền địa phương xanh và trái phiếu doanh nghiệp xanh.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ triển khai các giải pháp góp phần nâng cao năng lực đầu tư, hiểu biết pháp luật, năng lực phân tích, tăng cường trách nhiệm của các nhà đầu tư, bởi "lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn".
Về các kiến nghị của các đại biểu, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp, phân loại, các cơ quan giải quyết, xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Nỗ lực hết mình để phát triển TTCK minh bạch, bền vững
Phát biểu đáp từ tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thay mặt thay mặt tập thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tài chính, các doanh nghiệp, các thành viên thị trường, nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo đại diện cho các bộ, ban, ngành, địa phương đã dành thời gian tới tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2024. Bộ trưởng cũng trân trọng cảm ơn những chỉ đạo sát sao của Thủ tướng cũng như những đóng góp tích cực của các đại biểu cho sự phát triển TTCK trong thời gian qua.
Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính và toàn ngành Chứng khoán Bộ trưởng đã tiếp thu, lĩnh hội và triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
“Ngành Tài chính sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy phát triển TTCK ổn định, an toàn, chất lượng, hiệu quả, minh bạch, bền vững; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cùng với nhiều việc triển khai các nhiệm vụ khác, Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, các đơn vị liên quan để triển khai các giải pháp, hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK. Chủ động trong công tác hội nhập, hợp tác quốc tế, tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Từng bước thu hẹp các khoảng cách phát triển trên TTCK Việt Nam và thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.
“Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trong chương trình công tác để đề ra, tháng 3 tới, Bộ Tài chính sẽ tổ chức đoàn công tác tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc và tại Nhật Bản, nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư của nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng, tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp tại hai thị trường tiềm năng này” – Bộ trưởng thông tin thêm./.