【nhận định trận chelsea đêm nay】Bệnh viện E: Nắm bắt xu hướng khám chữa bệnh trong trạng thái “bình thường mới”
Đồng thời,ệnhviệnENắmbắtxuhướngkhámchữabệnhtrongtrạngtháibìnhthườngmớnhận định trận chelsea đêm nay đây cũng là giai đoạn Bệnh viện E có thể tận dụng để rà soát và tối ưu quy trình vận hành, thử nghiệm với các hệ thống phần mềm để triển khai chính thức và triệt để. Trên đây cũng là những nội dung trao đổi của TS. Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E với phóng viên TBTCO.
Bệnh viện E sinh hoạt khoa học định kỳ, kết nối hệ thống Telehealth với các tuyến. |
* PV: Xin ông cho biết, những kết quả nổi bật trong chuyển đổi số của Bệnh viện E thời gian gần đây?
- TS. Nguyễn Công Hựu: Với khẩu hiệu “Thay đổi để phát triển”, Bệnh viện E luôn xác định chuyển đổi số là tất yếu và cần mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện. Chúng tôi đặt ra các lộ trình chi tiết, kỹ lưỡng với tất cả các hoạt động của bệnh viện để đưa công nghệ trở thành một cấu phần vận hành. Đây cũng là điều kiện để bệnh viện tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh, tiến tới bệnh viện hạng đặc biệt.
Trước nhất, Bệnh viện E hoàn thiện hệ thống phần mềm khung cốt lõi là Quản lý thông tin bệnh viện (HIS) có sự tương thích, mở rộng kết nối với các phần mềm khác tạo nên hệ sinh thái của bệnh viện. Trên cơ sở đó, Bệnh viện E đã áp dụng hệ thống Khai báo y tế điện tử có các cảnh báo về các vùng vàng, cam, đỏ; đồng thời mã QR sinh ra có thể sử dụng để nhập liệu thông tin trên hệ thống của bệnh viện.
Bộ phận chăm sóc khách hàng tăng cường mở rộng và đa dạng các tiện ích hỗ trợ người bệnh đến khám tại bệnh viện như: Đặt hẹn khám bệnh, tư vấn dịch vụ khám chữa bệnh… và đồng bộ thông tin đặt khám của người bệnh trên hệ thống phần mềm bệnh viện. Bệnh viện cũng tiến hành sử dụng trả kết quả qua mạng hay ứng dụng điện thoại, thanh toán không tiền mặt. Hiệu quả thể hiện rất rõ ràng khi rút ngắn thời gian chờ đợi và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Bệnh viện E thực hiện kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với gần 80 cơ sở y tế trong đó có 21 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, còn lại là hơn 54 bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện tư nhân. Cứ 2 tuần/lần, Bệnh viện E thực hiện hội chẩn với các bệnh viện tuyến dưới thông qua hệ thống Telehealth.
Bệnh viện E là 1 trong 21 bệnh viện tham gia thí điểm đặt lịch khám trực tuyến của Bộ Y tế. Không những vậy, là đơn vị tham gia được Bộ Y tế lựa chọn và giao trách nhiệm tiến hành thực hiện xét nghiệm cho các đại biểu, phóng viên của một số cơ quan thông tấn, báo chí tác nghiệp tại các kỳ họp quan trọng của đất nước; thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19, bệnh viện là một trong những cơ sở đi đầu trong việc sử dụng các hệ thống phần mềm để quy trình thực hiện được số hoá toàn bộ, kiểm soát bằng các ứng dụng, thay vì thực hiện ghi chép tay.
TS. Nguyễn Công Hựu |
Bệnh cạnh chuyển đổi số trong việc phục vụ khám chữa bệnh, trong lĩnh vực đào tạo và hợp tác chuyên môn, Bệnh viện E tiến hành mở các lớp học đào tạo trực tuyến nhằm cập nhật kiến thức và chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở tuyến dưới. Trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến sẽ thu lại các buổi giảng của giảng viên gửi cho học viên. Bệnh viện E phối hợp cùng Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học trực tuyến với chủ đề Cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật tim mạch với sự tham gia của các phẫu thuật viên, bác sĩ hồi sức tích cực, cấp cứu, giảng viên trường y dược và nhân viên y tế trên cả nước.
Đối với vận hành quản trị, Bệnh viện E thực hiện đưa "phòng họp ảo" vào sử dụng, hạn chế các cuộc họp đông người, hạn chế giao tiếp khi họp trực tiếp để tránh lây nhiễm Covid-19.
* PV: Bên cạnh kết quả trên, trong quá trình chuyển đổi số, Bệnh viện E có gặp phải khó khăn gì không, thưa ông?
- TS. Nguyễn Công Hựu: Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, bệnh viện xác định sẽ cần phải thực hiện liên tục và lâu dài, do đó bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của bệnh viện để theo sát từng hoạt động, đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp lộ trình.
Chúng tôi xác định một số thách thức đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế như sau: Thứ nhất, cần tạo dựng được tinh thần đồng thuận, quyết tâm trong tập thể. Trong môi trường bệnh viện, nhân viên y tế luôn đặt các công việc chuyên môn là quan trọng nhất. Những thay đổi khi muốn chuyển đổi số sẽ có thể ảnh hưởng, xáo trộn đến các hoạt động thường ngày. Cũng như, khi thực hiện số hoá, các quy trình trở nên chặt chẽ hơn, không thể hành xử tuỳ tiện, giấy tờ như trước. Đây là những rào cản tâm lý không dễ vượt qua.
Thứ hai, sự chuẩn bị về nền tảng, kỹ năng công nghệ thông tin cho các khoa, phòng là hết sức cần thiết. Các bệnh viện đối mặt với việc phân nhóm theo thời gian, theo đối tượng để có thể tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để nhân viên y tế tham gia.
Thứ ba, các bệnh viện cũng cần chuẩn bị cho các thách thức về kinh phí cần đầu tư cho chuyển đổi số. Đầu tư công nghệ thông tin cần đánh giá tổng thể, lựa chọn các giải pháp phần mềm tối ưu kỹ thuật nên cũng sẽ có mức kinh phí đáng kể. Hiện nay chúng ta có thể thấy trong các cơ sở y tế để hình thành một hệ sinh thái của bệnh viện số gắn với toàn bộ quá trình khám chữa bệnh và vận hành, quản trị sẽ khoảng 20 - 30 phần mềm: Bệnh án điện tử (EMRs), quản lý và lưu trữ hình ảnh (PACS), thanh toán điện tử, tổng đài số, tin nhắn bệnh viện… Kinh phí cho các phần mềm mới, mang tính tiện ích là một phần, bệnh viện cũng cần đầu tư không nhỏ để có Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) hoàn chỉnh, kết nối được hết các phần mềm khác. Ngoài ra, kinh phí cho các hạng mục liên quan đến an toàn thông tin, bảo mật số cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể.
Thứ tư, bệnh viện cũng đối mặt với các áp lực liên quan đến sự đồng bộ, nâng cấp trang thiết bị liên quan đến hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu, các thiết bị cầm tay phục vụ cho khám chữa bệnh.
* PV: Để đạt được mục tiêu chuyển đổi số, thời gian tới, Bệnh viện E tiếp tục có những giải pháp ra sao, thưa ông?
- TS. Nguyễn Công Hựu:Bệnh viện luôn đánh giá bệnh viện thông minh - chuyển đổi số tại bệnh viện sẽ là xu hướng tất yếu. Bệnh viện cũng đã có kế hoạch cụ thể cho giai đoạn phát triển sắp tới.
Theo đó, Bệnh viện E đưa ra các mục tiêu cụ thể như: Người bệnh có thời gian tiếp đón ngắn, trả kết quả nhanh; loại bỏ hoàn toàn các sổ khám bệnh đối với nhóm người bệnh không thẻ bảo hiểm y tế; loại bỏ hoàn toàn các đầu sổ sách của các khoa; triển khai Bệnh án điện tử hoàn toàn.
Đặc biệt, dự kiến bệnh viện sẽ công bố mô hình khám chữa bệnh ngoại trú không giấy tờ trong thời gian rất gần để hướng tới trải nghiệm khám chữa bệnh ngoại trú thông minh cho người bệnh.
Để đạt được những mục tiêu đó, tập thể cán bộ bệnh viện cùng với các đơn vị phần mềm, các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số đã phối kết hợp xây dựng lộ trình, xây dựng các đề án, thực hiện đấu thầu mua sắm các trang thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin cũng như liên tục kiểm thử, hoàn thiện các quy trình có ứng dụng công nghệ để triển khai vào thực tế.
* PV: Xin cảm ơn ông!
TS. Nguyễn Công Hựu cho biết, các bệnh viện tuyến cuối luôn có áp lực lớn về số lượt khám chữa bệnh cũng như điều trị nội trú với các mặt bệnh và tình hình người bệnh phức tạp. Mỗi ngày các bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận hàng nghìn ca bệnh từ các địa phương, tỉnh lẻ. Trong khi đó, nhiều chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp chuyên sâu ở các bệnh viện tuyến dưới còn thiếu và chưa thực hiện được như siêu âm tim, MRI… làm hạn chế khả năng chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ tuyến dưới. Sau một thời gian thực hiện tư vấn khám chữa bệnh từ xa, Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa, Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa, các bác sĩ tại Bệnh viện E thấy nhiều lợi ích đáng kể: Rào cản khoảng cách địa lý được xoá bỏ, giúp người dân ở địa phương, vùng sâu vùng xa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của tuyến trên; người dân được cấp cứu, điều trị kịp thời, đúng phác đồ. Các bác sĩ, kỹ thuật viên tuyến dưới cũng có cơ hội nâng cao chuyên môn, cập nhật những kiến thức và kỹ thuật mới thông qua trao đổi về phác đồ điều trị, chẩn đoán cho người bệnh. Đặc biệt, sự cải thiện các phương tiện kết nối giữa các bác sĩ, nhân viên, người làm trực tiếp đã làm thay đổi các phương thức đào tạo truyền thống. |