Trong 10 tháng năm 2017,ảnlượngtmchếbiếnphụcvụxuấtkhẩutăkết quả deportivo sản lượng chế biến tôm của tỉnh Cà Mau đạt gần 110.000 tấn, tăng 8% so cùng kỳ. Đây là tín hiệu vui đối với ngành chế biến thủy sản của tỉnh khi nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến tôm xuất khẩu đã được cải thiện. Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Kinh doanh chế biến Thủy sản xuất khẩu Quốc Việt (Cà Mau). Ảnh: Trần Việt/TTXVN Bên cạnh đó, sản lượng chế biến tôm tăng, cùng với việc chú trọng cải tiến về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Cà Mau, với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 837 triệu đô đa Mỹ, tăng 8,5% so cùng kỳ. Từ nay đến cuối năm, tỉnh Cà Mau tập trung cho quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD. Theo đó, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn sẽ gia tăng công suất, kéo theo sản lượng chế biến tôm gia tăng, dẫn đến nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến cũng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khấu, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân có có kế hoạch sản xuất phù hợp, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, ứng dụng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả nâng suất cao gắn với bảo vệ môi trường cũng như mô hình nuôi tôm ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn tỉnh cũng khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm vừa đạt nâng suất và có giá trị kinh tế cao như tôm sinh thái, tôm chứng nhận VietGAP... Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm công nghiệp hơn 9.650 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến hơn 98.600 ha. Đây là tiềm năng, lợi thế rất lớn cần được khai thác hiệu quả, không chỉ về nâng suất, sản lượng mà còn tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào mang tính ổn định. Theo Kim Há (TTXVN) |