Kiểm tra,ámsátthunhậpcáclãnhđạodoanhnghiệpNhànướbảo lasvegas lừa đảo giám sát công khai, đúng quy trình Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh liên quan đến cơ chế tiền lương đối với chức danh quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu DNNN. Theo đó, tại văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát, công khai tiền lương, thu nhập của viên chức quản lý DNNN theo quy định của Chính phủ. Trong đó có chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định, quy trình, thủ tục về chính sách lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Phó thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động để báo cáo, đề xuất với Chính phủ kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định; tiếp tục hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương theo quy định của Bộ luật lao động. Lương chưa gắn với vị trí Ngày 29/10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách mà cơ bản vì chính bộ máy của chúng ta cồng kềnh, số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. Trước đó, theo kết quả do Kiểm toán Nhà nước công bố, dù kinh tế khó khăn nhưng thu nhập của lãnh đạo Tổng công ty Nhà nước vẫn rất cao. Thu nhập bình quân của các chức danh quản lý thuộc khối văn phòng tại một số tập đoàn, tổng công ty cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của các đơn vị thành viên trong tập đoàn, tổng công ty dẫn đến không hiệu quả, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp, không đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, phải giải quyết lao động dôi dư. Vẫn có những Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý lao động, tiền lương. Ảnh minh họa Để chấn chỉnh tình trạng nói trên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền – người trực tiếp ký công văn trên, đề nghị Bộ trưởng quản lý ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý rà soát lại định mức lao động; đánh giá các quy chế, việc tuyển dụng, sử dung lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng. Theo đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chỉ được tuyển dụng lao động theo đúng số lượng, chất lượng theo kế hoạch được phê duyệt, trường hợp do yêu cầu công việc phải tuyển dụng thêm ngoài kế hoạch thì phải có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu. Coi đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc – công văn từ Bộ LĐTBXH nhấn mạnh. Thu Hoài (tổng hợp từ Dân trí, Zing) Vì sao 5S chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng? |