Theướngdẫnmớivềchitiềntừngânsáchchoquảngbápháttriểndulịbang xep hang bong da nha nghe myo quy định tại thông tư, kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho quỹ chi được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch; không được sử dụng để chi hoạt động quản lý bộ máy của Quỹ và chi cho các mục đích khác.
Các khoản chi xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định tại thông tư này và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu NSNN. Quỹ và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được Quỹ hỗ trợ kinh phí, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả.
NSNN cấp kinh phí để quảng bá, phát triển du lịch. Ảnh: TL. |
NSNN bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Trường hợp các nhiệm vụ hỗ trợ đủ điều kiện đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phi chi thường xuyên và các quy định hiện hành về chi tiêu NSNN.
Nguồn NSNN cấp cho Quỹ chi được sử dụng để hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ do các tổ chức, doanh nghiệp về du lịch chủ trì, đề xuất (hỗ trợ tối đa 1 hoạt động và 1 lần trong năm).
Thông tư quy định cụ thể nội dung chi xúc tiến, quảng bá du lịch như sau: Đối với tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam, thực hiện chi: tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài; chi tham dự hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài; chi phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch liên quốc gia, khu vực và quốc tế…
Ngoài ra, thực hiện chi: phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch; tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng, phát triển, truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam...
Đối với chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, dự thảo thông tư nêu rõ: thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghe cho lao động nghề du lịch.
Theo đó, người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng.
Bộ Tài chính bố trí kinh phí theo dự toán cho quỹ hằng năm bằng 10% tổng số thu nộp ngân sách từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và bằng 5% tổng số thu nộp ngân sách từ nguồn thu phí thăm quan khu du lịch, điểm du lịch của năm trước liền kề năm hiện hành (theo số liệu do Kho bạc Nhà nước cung cấp).
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 9/4/2022./.