游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:50:50
Trong đó,ữngnhómhàngnhậpkhẩuchínhthángnădu doan bd net trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất đạt trị giá hơn 76 tỷ USD, chiếm gần 70% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Trong đó chỉ riêng hai nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác và nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đạt 35,7 tỷ USD, chiếm đến 32,2% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong tháng 6/2018 đạt trị giá 3,17 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong nửa đầu năm 2018 đạt 19,77 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng thời gian năm trước.
Các thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang Việt Nam bao gồm: Hàn Quốc với trị giá 8,49 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là Trung Quốc với 3,3 tỷ USD, tăng 1,9%; Nhật Bản đứng thứ 3 với trị giá đạt 1,77 tỷ USD, tăng 25,1%...
Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2018 đạt 2,8 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2018, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 15,94 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trong 6 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 5,5 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng thời gian năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc với 3,11 tỷ USD, giảm 41,3%; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 2,15 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% …
Vải các loại: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 16% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng từ đầu năm 2018 đạt 6,27 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu vải các loại sang Việt Nam trong 6 tháng/2018 với 3,43 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng thời gian năm trước; Hàn Quốc với 1,09 tỷ USD, tăng 9,6%; từ Đài Loan với 806 triệu USD, tăng 2%; …
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 876 triệu USD, tăng 8,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2018 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 5,99 tỷ USD giảm 4% so với cùng kỳ năm 2017.
Điện thoại các loại và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 3,63 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2 tỷ USD, giảm 12,7%; …
Sắt thép các loại: trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,21 triệu tấn, trị giá đạt gần 879 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 14% về trị giá. Trong nửa đầu năm 2018, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 6,88 triệu tấn, trị giá 4,93 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng/2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,2 triệu tấn, trị giá hơn 2,32 tỷ USD, cùng chiếm 47% về lượng và về trị giá sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam. Đứng thứ 2 là Nhật Bản là 1,1 triệu tấn, trị giá 781 triệu USD, chiếm 16,2% về lượng và 15,8% về trị giá.
Xăng dầu các loại:Trị giá nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 6/2018 đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 959 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 9,8% về trị giá so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu xăng dầu các loại trong 6 tháng/2018 đạt 7,07 triệu tấn, trị giá 4,66 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 6 tháng/2018 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 1,84 triệu tấn, trị giá 1,32 tỷ USD, tăng 24,7% về lượng và tăng 44,7% về trị giá; xuất xứ từ Ma-lai-xi-a với 2,01 triệu tấn, trị giá 1,24 tỷ USD, tăng 63,5% về lượng và tăng 118,8% về trị giá; xuất xứ từ Xinh-ga-po đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, giảm 36,4% về lượng và giảm 17,1% về trị giá … so với 6 tháng/2017.
Chất dẻo nguyên liệu: nhập khẩu trong tháng 6 của nhóm hàng này đạt 452 nghìn tấn, trị giá 745 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 4,3% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2018, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 2,66 triệu tấn, trị giá 4,33 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 19,4% về trị giá so cùng kỳ năm 2017.
Chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ thị trường Hàn Quốc với 459 nghìn tấn, trị giá 792 triệu USD, tăng 6,3% về lượng và 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất với 510 nghìn tấn, trị giá 651 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 25,6% về trị giá; từ Đài Loan với 366 nghìn tấn, trị giá đạt 603triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 18% về trị giá….
Kim loại thường khác: nhập khẩu trong tháng đạt 132 nghìn tấn, trị giá 535 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 8,8% về trị giá. Trong 6 tháng/2018 lượng nhập khẩu kim loại thường khác đạt gần 921 nghìn tấn, trị giá 3,43 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng nhưng tăng 16,4% về trị giá so với cùng thời gian năm trước.
Kim loại thường các loại nhập khẩu trong nửa đầu năm 2018 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 189 nghìn tấn, trị giá 761 triệu USD, giảm 6,6% về lượng nhưng tăng 6,7% về trị giá; Trung Quốc với 163 nghìn tấn, trị giá 595 triệu USD, giảm 18% về lượng nhưng tăng 15,8% về trị giá; …
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày:nhập khẩu trong tháng đạt trị giá 492 triệu USD, giảm 15,5% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 2,82 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng từ đầu năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,06 tỷ USD, tăng 3,1%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 378 triệu USD, giảm 2,8%; xuất xứ Đài Loan với 231 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm từ chất dẻo: nhập khẩu trong tháng có trị giá 475 triệu USD, giảm 8,4% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 6 tháng đầu năm đạt 2,79 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu trong 2 quý đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 990 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất xứ từ Hàn Quốc với 812 triệu USD, tăng 5,7%; xuất xứ từ Nhật Bản với 409 triệu USD, tăng 7,9%...
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接