【nhận định trận leicester】Birder & cơ duyên gặp chim rừng quý hiếm
Chim mỏ rộng xanh với “chiếc mũ” độc đáo
Thắm duyên với núi rừng
Quen với hương hoa núi rừng,ơduyêngặpchimrừngquýhiếnhận định trận leicester tiếng gọi nhau của chim thú vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã từ ngày còn bé xíu, Quý Minh quyết định gắn bó với quê hương. Anh đảm nhiệm vai trò kiểm lâm, hướng dẫn du khách tham quan VQG Bạch Mã.
“Đó là quãng thời gian ý nghĩa với tôi. Những kiến thức căn bản về thiên nhiên, sinh thái được củng cố - Minh chia sẻ - Tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều hướng dẫn viên (HDV) khắp nơi, từ những người kỳ cựu đến HDV trẻ. Họ thật sự là những kho kinh nghiệm sống quý báu”.
“Đồng phục” của những birder
Năm 1999, Lê Quý Minh gặp và tham gia nhóm birding cùng Richard Craik (một birder gốc Anh đang sinh sống tại Việt Nam). Thời gian một ngày ngắn ngủi nhưng niềm đam mê, yêu thích của Richard Craik khơi dậy cuộc hành trình dài hơi của người đàn ông vùng Truồi, tiếp lửa cho đam mê đang âm ỉ cháy…
10 năm sau, Quý Minh quyết định chia tay Bạch Mã. Trở thành HDV cho Vietnam Birding, anh chuyên hướng dẫn các tour ngắm chim ở ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Vào mùa đông khách, anh phụ trách hướng dẫn tour. Lúc khách vơi, anh tiến hành khảo sát di cư, địa điểm. Đây cũng là thời gian anh dành nhiều cho bản thân, băng rừng, lội suối để được đắm chìm trong môi trường sống, tính cách và vẻ đẹp của muôn loài chim chóc.
Thủ ngữ của giới birder
Giới birder thường chia thành hai nhóm: Chuyên nghiệp và nghiệp dư. Dù mục đích khác nhau nhưng mỗi birder đều phải tuân thủ theo kế hoạch, nguyên tắc, lịch trình. Luôn phục trang tối màu, tránh rực rỡ, họ hòa mình vào cây cối với những bộ áo quần xám xanh, rêu đá. Lủng lẳng theo họ là ống nhòm, máy ghi âm, máy ảnh và tất nhiên không thể thiếu chai xịt chống côn trùng, vắt rừng.
Mỗi chuyến birding tối đa chỉ tầm 10 người. Ngoài đảm bảo tiêu chí “đi nhẹ, nói khẽ”, 8 du khách và 2 HDV giúp việc đi lại một hàng trên lối mòn dễ dàng hơn. Cách đi này còn hạn chế việc tác động đến môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng tour cũng như tránh làm chim rừng hoảng sợ.
Lê Quý Minh trong một chuyến luồn rừng
Đôi khi việc đi nhẹ, nói khẽ vẫn gây kinh động đến các loài chim. Vì thế, những người đam mê thưởng lãm chim đã sáng tạo nên thủ ngữ mà chỉ những birder thấu hiểu. Anh Minh chia sẻ: “Dù không quá đa dạng nhưng chúng tôi đều hiểu những điều đối phương muốn thể hiện. Nó xuất phát từ danh sách các loài chim theo kế hoạch có thể gặp trên chuyến hành trình”. Chụm bàn tay, gõ đều vào không khí, ánh mắt rực sáng, khuôn miệng không phát ra tiếng nhưng vẫn thành hình. Lê Quý Minh đang diễn tả cho chúng tôi khẩu ngữ lúc gặp loài gõ kiến. Với chim đuôi cụt bụng vằn, nhanh nhẹn nhấc cánh tay chém xuống, anh diễn tả thuần thục hình ảnh chiếc đuôi như bị cắt ngang của loài chim đặc trưng này.
Vất vả là thế nhưng việc tuân thủ quy tắc vẫn chưa đảm bảo một chuyến birding thành công. “Những chuyến phiêu lưu theo cánh chim lại phụ thuộc rất nhiều vào may mắn. Trong đó, Simon, một birder người Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi”, anh Minh chia sẻ.
Trong chuyến hành trình từ Lào sang Việt Nam, Simon chỉ có một ước muốn, đó là chiêm ngưỡng chim gõ kiến xanh cổ đỏ (Red-collared Woodpecker). Thế mà qua 7 ngày luồn rừng ở Lào, mong ước ấy vẫn chưa được thực hiện. Chuyến thứ hai, khi đến VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, do tầm nhìn hạn chế nên birder ngoại quốc chỉ trông thấy bóng chim vút qua. Thế nhưng, vợ anh và các thành viên trong đoàn đều đã nhìn rõ.
Không nản chí, Simon quyết đặt hy vọng theo chuyến birding thứ ba. Anh tìm kiếm ước mong của mình tại VQG Cúc Phương. Thế mà sau 3 ngày trời dùng âm thanh dẫn dụ, chim gõ kiến cũng chẳng xuất hiện. Thất vọng, rã rời, chỉ mươi phút nữa Simon và cả đoàn phải rời đi. Đúng lúc ấy, khi Lê Quý Minh bước lên các bậc đá, anh thoáng nghe tiếng hót tươi vui.
Thật bất ngờ, ngay trên đầu anh, chỉ cách vài sải tay, ba chú chim gõ kiến cổ đỏ đang chăm chú kiếm mồi. Chúng thi nhau mổ tốc tốc vào thân cây, không hề biết dưới sải cánh của mình những giọt nước mắt và nụ cười của các birder thứ thiệt. 17 ngày ròng rã qua nhiều khu rừng đã được đền đáp mĩ mãn. Simon và các thành viên ôm chầm lấy chàng birder xứ Truồi. Họ thấm thía, vỡ òa hạnh phúc. Về phía mình, Lê Quý Minh cũng đã đậm sâu hơn niềm đam mê với cánh chim trời, thắm hơn lửa nghề vốn đã cháy bỏng trong anh.
Cũng bởi duyên nghề và rất nhiều yếu tố may mắn, người HDV kỳ cựu đã hai lần vô tình bắt gặp cú muỗi mỏ rộng (loài vô cùng hiếm gặp) tại VQG Bạch Mã. Đặc biệt, anh đã phát hiện ra Le lớn, một loài mới của Việt Nam tại VQG Ba Bể. Đó có thể là món quà của núi rừng tặng cho anh sau chuỗi ngày tìm kiếm vất vả. Đó cũng là sự kết nối của anh với núi rừng, khi bức ảnh cú muỗi mỏ rộng mẹ đang ủ ấp hai con được anh in ra và trao tặng nhà hàng Bạch Mã, địa điểm mà anh vô tình nhìn thấy giống loài này.
Từ birder thành người viết sách
Cuối năm 2018, Birds of Vietnam được Lynx Edicions xuất bản. Đây là đứa con tinh thần, là sự cố gắng, nỗ lực của Richard Craik và Lê Quý Minh. Hướng dẫn thực địa toàn diện đầu tiên dành riêng cho các loài chim, Birds of Vietnam mô tả, phác họa kỹ lưỡng bản đồ phân bố các loài chim ở Việt Nam (trừ các loài di cư).
Lê Quý Minh cho biết: “Những kiến thức thực địa được Richard Craik và tôi chuyển tải bao gồm tình trạng, môi trường sống, hành vi, giới tính, giọng hót với tổng cộng trên 1.900 hình minh họa”. Hữu ích hơn, cuốn sách còn có mã QR cho từng loài. Việc liên kết đến thư viện ảnh, video và âm thanh trên Internet Bird Collection cùng hơn 870 bản đồ giúp cuốn sách trở thành phương tiện quý giá để giới birder có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chim chóc. Hơn thế, đây còn là tư liệu hữu ích để tham khảo, phục vụ cho công tác theo dõi, bảo tồn các loài chim của Việt Nam.
Miên man với những câu chuyện của mình, chúng tôi bắt gặp cái nhìn trầm tư của người HDV kỳ cựu. Không hiếm những loài chim mà anh yêu quý như bộ sẻ có hai loài là mỏ rộng xanh, đuôi cụt bụng vằn. Chim mỏ rộng xanh độc đáo bởi chỏm đầu như chiếc mũ bảo hiểm. Trong khi đó, đuôi cụt bụng vằn lại lịch lãm, hòa nhã từ cách nhảy, bay đến lật lá tìm sâu. Anh nói: “Thế mà mỗi ngày qua đi, chẳng riêng những giống chim quý, trước sức ép ngày một lớn từ con người, môi trường sống của các loài chim ngày càng khó khăn. Tôi tin rằng không chỉ các birder, ai cũng sẽ đau lòng khi một ngày nào đó chúng ta không còn được nghe tiếng chim líu lo, ríu rít”.
Vì thế, gắn với công việc của mình, Lê Quý Minh luôn tránh sự tác động của những chuyến birding đến các loài chim. Anh tuân thủ chặt chẽ các quy định, tránh gây xáo trộn đời sống, tập tính sinh học. Những HDV birder chuyên nghiệp như Lê Quý Minh không nhiều. Nhưng tiếng nói, tâm huyết và những đóng góp của anh đã giúp nhiều người hiểu hơn về vẻ đẹp và giá trị của chim chóc, phát hiện và giới thiệu những giống loài chim mới tại Việt Nam.
Bài: Mai Huế - Ảnh: Nhân vật cung cấp