【bảng xếp hạng hạng 2 nhật bản】Những sự kiện kinh tế nổi bật nhất thế giới năm 2015
Kinh tế Trung Quốc suy yếu
Sau 5 năm tăng trưởng thần tốc,ữngsựkiệnkinhtếnổibậtnhấtthếgiớinăbảng xếp hạng hạng 2 nhật bản sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu trở thành một nỗi lo đối với nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc là một phần của kế hoạch chuyển đổi từ tăng trưởng thiếu bền vững dựa vào xuất khẩu và đầu tư đến tăng trưởng ổn định và bền vững hơn dựa vào tiêu dùng.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tỏ ra khá lúng túng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán lao dốc không phanh với những biện pháp can thiệp vụng về để ngăn chặn đà rơi của thị trường. Sau đó, Trung Quốc cũng làm cho thị trường thêm rối loạn khi đưa ra quyết định phá giá đồng nhân dân tệ.
Các nhà kinh tế dự báo rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 7% là quá lạc quan, và tốc độ tăng trưởng thực tế chỉ đạt 5-6% và có thể sẽ tiếp tục đà suy giảm.
Giá hàng hóa cơ bản sụt giảm
Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và ngập tràn dầu thô đã đẩy giá hàng hóa cơ bản xuống thấp. Chỉ số hàng hóa GSCI của Standard & Poor đã sụt giảm 34% kể từ đầu năm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 và đã mất 80% so với mức đỉnh. Nguyên nhân chính chính là sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nền kinh tế này trong giai đoạn bùng nổ, các nhà máy của Trung Quốc tiêu thụ một nửa lượng đồng, nhôm, nickel và thép của thế giới.
Giá dầu cũng sụt giảm từ mức giá 98$ 2 năm trước đây xuống dưới 35$, nguyên nhân là do việc sản xuất ồ ạt trên toàn thế giới, dẫn đến bội cung. Để đối phó với tình hình trên, các công ty năng lượng đã cắt giảm đầu tư ở Mỹ. Nhiều việc làm trong lĩnh vực dầu mỏ bị cắt giảm.
Fed nâng lãi suất
Vào thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống mức 0% vào tháng 12/2008, nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp rất cao với hàng trăm nghìn người mất việc làm mỗi tháng, Hệ thống tài chính gần như sụp đổ. Động thái cắt giảm lãi suất là một biện pháp cấp bách và vào thời điểm đó, không ai kỳ vọng vào việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên , sau7 năm, vào ngày 16/12, Fed đã tuyên bố nền kinh tế đã phục hồi đủ để có thể điều chỉnh lãi suất. Lãi suất ngắn hạn từ 0% lên 0,25% và từ 0,25% lên 0,5%. Tuy nhiên, trong bối cảnh châu Âu và Nhật Bản vẫn đang chật vật đối phó với suy giảm và kinh tế Trung Quốc giảm tốc, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đang đi theo hướng chính sách hoàn toàn trái ngược với Fed: đó là tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng.
Vụ bê bối lịnh sử của Wolkswagen
Trong nửa đầu năm 2015, Volkswagen đã vượt qua Toyota trở thành hãng sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chiến thắng này không kéo dài bao lâu, khi vào ngày 18/12, Volkswagen đã bị cơ quan bảo vệ môi trường phát hiện ra những gian lận trong việc kiểm tra mức xả thải đối với hàng trăm nghìn chiếc xe chạy dầu diesel được gắn mác “an toàn với môi trường”.
Đây là một trong những vụ bê bối lớn nhất trong giới doanh nghiệp. CEO Martin Winterkorn đã từ chức, Volkswagen đã phải triệu hồi 11 triệu chiếc xe trên toàn cầu và dành 70 tỷ USD để giải quyết vụ bê bối này.
Sự phát triển của công việc phi truyền thống
Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ taxi Uber đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về nền kinh tế trong đó mọi người không làm những công việc thường xuyên ở những nơi làm việc truyền thông mà làm việc gần như những người làm vệc tự do (gig economy), như những người lái xe Uber.
Những người ủng hộ cho rằng nền kinh tế làm việc tự do sẽ thúc đẩy sự sáng tạo.
M&A đạt kỷ lục
Theo số liệu của Dealogic, năm 2015 là một năm kỷ lục về giá trị M&A toàn cầu với 4.800 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục đạt được năm 2007. Số lượng các thương vụ trên 10 tỷ USD cũng đạt mức kỷ lục.
Những thương vụ M&A lớn trong năm bao gồm Anheuser-Busch InBev và SABMiller với giá trị 106 tỷ USD, Dow Chemical và DuPont với giá trị 60 tỷ USD, Pfizer và Allergan với 149 tỷ USD, Dell và EMC với giá trị 66 tỷ USD.
Xe không người lái
Các hãng sản xuất ô tô và các công ty công nghệ như Google, Alibaba và Baidu đang trong cuộc chạy đua phát triển xe không người lái. Nhiều thành tựu trong việc phát triển xe không người lái đã được ghi nhận. Nissan đã cho lái thử những chiếc xe không người lái, Tesla tung ra công nghệ cho phép phanh tự động và thay đổi làn đường. Với nhiều chức năng đã được tự động hóa, các chuyên gia dự báo rằng xe tự lái có thể được hoàn thành vào năm 2025./.
Mai Linh (Theo AP)