Empire777

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội luôn đứng trong top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao mls bảng xếp hạng

【mls bảng xếp hạng】Dốc sức và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công "chặng cuối"

Dốc sức và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội luôn đứng trong top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao của cả nước. Ảnh: TL

"Sức nóng" của cả hệ thống chính trị

Ngay từ tháng 11/2023, khi tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt trên 59% kế hoạch và đạt trên 65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC), Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân, với nước để “không cần họp nhiều mà công việc vẫn chạy”.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần vượt khó, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu vươn lên. Các dự án đều phải tăng tốc, chủ động hơn trong thi công, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn đã giao năm 2023.

Giải ngân nguồn vốn các năm trước kéo dài sang năm 2023 đạt trên 78%

Kế hoạch vốn đầu tư công các năm trước chuyển sang năm 2023 trên 54.864 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách trung ương trên 29.664; ngân sách địa phương trên 25.200 tỷ đồng. Ước thanh toán từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2023 trên 43.115 tỷ đồng; đạt 78,59% kế hoạch.

Theo đó, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó giao Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước kịp thời thanh toán khối lượng hoàn thành, đặc biệt qua hình thức dịch vụ công trực tuyến. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng theo tháng. Bộ Công thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, kiểm soát giá và bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là xăng, dầu, sắt thép...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân thấp triển khai thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong các nghị quyết, chỉ thị, công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 5 tổ công tác và 26 đoàn công tác do các thành viên Chính phủ là trưởng đoàn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động, làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC theo quy định. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn khẩn trương hoàn thành việc việc phân bổ vốn kế hoạch năm 2023 để không ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của cả nước…

Quyết tâm cao của các địa phương

Với "sức nóng" dồn dập trong các chỉ đạo của Chính phủ, của các giải pháp, đề xuất từ các bộ, ngành liên quan trong thúc đẩy giải ngân đã đưa đến sự quyết tâm cao từ các địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân tối thiểu đạt 95% kế hoạch vốn ĐTC năm 2023. Một số địa phương điển hình về việc "bứt phá" giải ngân vốn đầu tư công:

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, đến ngày 20/12/2023, nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đạt và vượt mốc giải ngân trên 90% như: Bệnh viện Y học cổ truyền đã giải ngân đạt 100%, Công an tỉnh 100%, Sở Tài nguyên và Môi trường đạt trên 94%...

Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh có 15 cơ quan, đơn vị có kế hoạch vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng cũng đã giải ngân được trên 90%. Bên cạnh đó, địa phương có 2 dự án trọng điểm liên vùng (dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn - Thanh Hóa đến Cửa Lò - Nghệ An đoạn Km7 - Km76; dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An giai đoạn 2) đều đang có tỷ lệ giải ngân đạt cao.

Dốc sức và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công "chặng cuối"
Nhiều dự án tại các địa phương đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh minh họa

Nghệ An cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn ĐTC năm 2023 tối thiểu trên 95%. Do đó, lãnh đạo địa phương và Tổ công tác giải ngân ĐTC của tỉnh đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, huyện, thị tháo gỡ khó khăn trong giải ngân. Đặc biệt, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là hết thời gian để giải ngân vốn theo quy định, vì thế lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu từng sở, ban, ngành, huyện, thị báo cáo tiến độ thực hiện 10 ngày một lần.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, đến hết tháng 12/2023, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC năm 2023 đạt 70,5% kế hoạch; cao hơn cùng kỳ 1,1% và cao hơn 7% so với trung bình 11 tháng của cả nước. Tuy nhiên, kết quả giải ngân của Thanh Hóa cho đến thời điểm này vẫn đạt thấp so với mục tiêu đặt ra.

UBND tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, các chủ đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong chặng cuối này.

Tại Hà Nội, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, TP. Hà Nội xác định nhiệm vụ quan trọng là tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC. Theo đó, UBND thành phố đã yêu cầu các sở, ngành rà soát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của từng chủ đầu tư, từng dự án.

Thực tế đã cho thấy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội luôn đứng trong top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước. Theo tổng hợp, rà soát từ Bộ Tài chính, hiện Hà Nội có tỷ lệ giải ngân đạt trên 82% so với kế hoạch và đạt trên 92% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Để giải ngân đạt mức cao nhất khi kết thúc thời hạn được phép giải ngân, TP. Hà Nội đang tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, cương quyết thay thế những người không đáp ứng được nhiệm vụ.

Hết tháng 12/2023 dự kiến giải ngân vốn đầu tư công trên 579.848 tỷ đồng

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư công (ĐTC) của cả nước đến hết tháng 12/2023 là 579.848,8 tỷ đồng, đạt 73,5% kế hoạch, đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 72.686 tỷ đồng (đạt 56,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Hiện có một số đơn vị đạt kết quả tích cực, có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân như Ngân hàng Nhà nước (94,74%), Bộ Giao thông vận tải (trên 86%), Bộ Quốc phòng (trên 85%), Quảng Ngãi (98,94%), Long An (94,78%), Đồng Tháp (91,68%), Cà Mau (90,49%).

Tuy nhiên, vẫn còn 63/115 đầu bộ và địa phương có kết quả giải ngân ước 12 tháng thấp hơn bình quân của cả nước. Đáng chú ý, nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp (12 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 20%, 2 địa phương dưới 40%).

Đến hết ngày 31/1/2024 là hết hạn giải ngân vốn ĐTC kế hoạch năm 2023, do đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị các bộ, ngành địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Quốc hội đề ra.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước thanh toán theo quy định. Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu sớm có phương án đối với nguồn vốn không giải ngân hết theo thời gian quy định, chỉ đề xuất kéo dài đối với các dự án đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP và thực sự cần thiết, có khả năng tiếp tục giải ngân, tránh trường hợp được phép kéo dài, nhưng vẫn không giải ngân được, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap