Empire777

DN cần chủ động với dòng vốn để sản xuất kinh doanh. Ảnh: S.T Theo Luật sư Vũ Đình Vinh (Đoàn luật kết quả venados

【kết quả venados】Từ quan hệ đối tác đến chủ nợ

tu quan he doi tac den chu no con no

DN cần chủ động với dòng vốn để sản xuất kinh doanh. Ảnh: S.T

Theừquanhệđốitácđếnchủnợkết quả venadoso Luật sư Vũ Đình Vinh (Đoàn luật sư Hà Nội) trước khi ký kết các hợp đồng, DN cần phải tìm hiểu kỹ năng lực của đối tác và nên yêu cầu phía đối tác có bảo lãnh của ngân hàng để hạn chế rủi ro. Trong trường hợp đối tác mất khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán thay. Ngoài ra, trong trường hợp không thể lường trước, do biến động của thị trường dẫn đến đối tác không trả nợ thì cần sớm tiến hành các thủ tục tố tụng như khởi kiện và đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm nâng cao khả năng thu hồi nợ. Tránh tình trạng kéo dài dẫn đến lúc bên có nghĩa vụ suy kiệt về tài chính và không còn khả năng thanh toán.

Những khoản nợ vô vọng

Hoạt động kinh doanh khó khăn, nhiều DN lâm vào cảnh nợ nần, không có tiền thanh toán cho đối tác và hậu quả là vướng vào các vụ tranh chấp. Đơn cử như trường hợp Công ty TNHH Ngọc Sáng vừa bị nhà cung cấp khởi kiện ra TAND TP Hà Nội để đòi khoản nợ hơn 11 tỷ đồng. Công ty này đã NK đậu nành hạt vàng theo một thỏa thuận hợp tác trị giá 150 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến 3 hợp đồng cuối cùng, sau khi nhập về 2.405 tấn đậu nành thì Công ty mất khả năng thanh toán. Theo nhà cung cấp của công ty thì trong quá trình giao dịch, đã 3 lần gia hạn nợ và giảm nợ nhưng phía công ty vẫn không có khả năng trả nợ. Cực chẳng đã, nhà cung cấp mới phải khởi kiện đòi hơn 560.000 USD.

Trong khi đó, đơn vị mua hàng cho biết thời gian đầu thực hiện hợp đồng Công ty trả tiền đầy đủ, thậm chí còn ứng trước nhưng giai đoạn cuối còn tồn 3 hợp đồng chưa thể thanh toán. Do là đơn vị bán buôn, cung cấp nguyên liệu đậu nành nên công ty này cũng bị chính khách hàng là các nhà sản xuất nợ tiền. Không thu được tiền bán hàng, công ty không có cách nào để trả nợ cho nhà cung cấp.

Có thể trong tình hình kinh tế chưa nhiều tích cực như hiện nay, tình trạng này thường xuyên xảy ra. Như trường hợp của CTCP Bảo hiểm Toàn cầu (GIC) đã ký hợp đồng gửi tiền với Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (VFC) với số tiền gốc là 30 tỷ đồng. Ban đầu, việc gửi tiền suôn sẻ, VFC trả lãi đúng hạn cho đến đầu năm 2011 thì lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân là do khi huy động vốn từ các tổ chức, VFC đã cho các công ty khác vay lại nhưng hiện nay các công ty này cũng khó khăn không thể trả được nợ nên VFC không có nguồn để thanh toán cho GIC.

Chủ nợ cũng “đói”

Không chỉ những DN lâm vào tình cảnh nợ nần mới khốn quẫn, những chủ nợ ngồi trên cả đống tiền cũng khó khăn không kém. Nhiều DN bị đối tác, khách hàng nợ hàng trăm tỷ đồng mà không thể thu hồi. Trong khi đó hoạt động kinh doanh đòi hỏi DN nhiều khoản: lương nhân công, lãi vay ngân hàng, vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh... Ví dụ CTCP Máy- Thiết bị dầu khí có vốn điều lệ 386,3 tỷ đồng nhưng bị khách hàng nợ tới 563,9 tỷ đồng và Ban lãnh đạo công ty đã phải tính đến trường hợp khởi kiện để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, Ban lãnh đạo công ty phải thừa nhận không ước tính được khả năng thu hồi nợ ra sao bởi khách hàng của công ty cũng khó khăn. Trong khi đó, do không thu được tiền bán hàng, công ty không có nguồn để thanh toán cổ tức, nay đã là cuối năm 2013 nhưng cổ tức từ năm 2011 vẫn chưa được chi trả. Ngoài ra cũng còn một số khoản phải trả ngắn hạn như thuế và các khoản thu ngân sách, một số khoản phải trả cho người lao động, phí công đoàn, BHXH…

Một số chủ nợ khác may mắn hơn thì lấy được tài sản gán nợ nhưng muốn bán được tài sản để lấy tiền mặt không dễ dàng gì. Chẳng hạn như một công ty dịch vụ trong ngành than- khoáng sản, sau khi bán hàng, công ty này bị đối tác nợ và không có khả năng thanh toán khoản nợ gần 100 tỷ đồng. Sau đó đối tác gán nợ là một biệt thự ở ngay trung tâm Hà Nội. Với tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, đến nay công ty này vẫn chưa thể bán được căn biệt thự để thu hồi nợ trong khi chính công ty cũng có nhiều khoản nợ nần khác.

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, khó khăn chồng chất nhiều khi khiến DN chuyển từ quan hệ đối tác sang quan hệ chủ nợ- con nợ mà nhiều khi một DN vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Nên chăng trong một bối cảnh chung, các DN cùng ngồi lại, trao đổi để thống nhất cách thức phối hợp, chuyển đổi sản phẩm thành vốn hoặc tìm ra cách thức điều chuyển dòng vốn thích hợp hơn. So với hình thức đối đầu hoặc phải chuyển sang các thủ tục tố tụng, có lẽ đây là cách thức hợp lý hơn cả.

Thiên Cầm

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap