Empire777

Nói về mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Tăng Quầy chia sẻ: “Chỉ vì đam m&ec kq c

【kq c】Cả đời cho một đam mê…

Nói về mình,ảđờichomộtđkq c nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Tăng Quầy chia sẻ: “Chỉ vì đam mê mà long đong, vất vả, nhưng không sao, tôi đã sống hết lòng với cuộc sống này và đã gắng hết sức để thực hiện đam mê của mình”.

Tuổi cao, nhưng không già

Nhìn ông, mọi người sẽ ngạc nhiên khi ông nói mình đã 73 tuổi, bởi sự trẻ trung, vui tươi, hồ hởi, năng động không khác thanh niên và chuyến nào do Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức đi thực tế sáng tác là có ông. Ông đã rong ruổi không biết bao nhiêu nơi để tìm kiếm và nắm bắt những khoảnh khắc “vàng”, mà đối với NSNA nó quan trọng hơn mọi thứ. Mưa thì ông ở nhà, lên máy tính chỉnh sửa ảnh, trời hé nắng lại cho máy móc vào ba lô, cùng chiếc xe máy cà tàng lên đường. Ông nói, để chụp được một bức ảnh ưng ý, có khi mất cả tháng, nhưng cũng có khi tới nơi là chụp được liền. Hành trình cho một tác phẩm ra đời cũng lắm gian nan, phải đến đó quan sát trước, rồi suy nghĩ đề tài, tìm góc nhìn hợp lý, phải canh ánh sáng sao cho đẹp nhất. Nói nghe đơn giản, nhưng “săn” ảnh chiếm khá nhiều thời gian của ông. Ông bảo, ngẫm lại, ông cảm ơn những năm tháng sống trên Sài Gòn đã hun đúc cho ông một niềm đam mê nhiếp ảnh…

Tác phẩm “Hồn đất”. Ảnh: NVCC

Quê ông ở quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ), bươn chải và học ảnh ở tận Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó về quê mở tiệm chụp hình, rồi giờ sống tại Hậu Giang. Ông đến với nghề ảnh trong một dịp tình cờ. 16 tuổi, ông phải trốn bắt lính, theo người chú bán hủ tiếu ở chợ Bến Thành, rảnh là lấy xe đạp lân la khắp các đường phố nơi Sài Gòn phồn hoa. Thấy hiệu ảnh phóng to hình các nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, nên dừng lại ngắm nghía rồi đánh liều vào hỏi thử chuyện học chụp ảnh. Người ta nhận vào học thí công, vậy là ông theo học. 3 năm sau, ông lên thợ chính, bắt đầu những năm tháng chụp hình chân dung cho văn, nghệ sĩ ở Sài Gòn cho đến năm 1975. Sau đó, ông gom góp ít vốn liếng về quê hương Ô Môn mở một hiệu ảnh nhỏ… Rồi ông lập gia đình, bảy người con lần lượt ra đời. Hiệu ảnh này đã nuôi nấng, hun đúc trong lòng mỗi người con ông một tình yêu nghệ thuật, đặc biệt là nhiếp ảnh. Trong số các con không chỉ được ông chăm chút cho việc học, mà còn truyền cho niềm đam mê nhiếp ảnh. Ai cũng chụp hình đẹp và đặc biệt có hai người con trai cũng theo lĩnh vực ảnh nghệ thuật và đang có những thành tựu trong lĩnh vực này. Ông nói, với ông, như thế là đã mãn nguyện.

Thăng trầm cuộc sống giúp thành công

NSNA Tăng Quầy đã chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống, những vất vả để nuôi các con thành đạt, nhưng nghe nhẹ tênh với giọng cười giòn tan. Ông nói, cười để cuộc sống có thêm niềm vui, vì đã vất vả quá nhiều rồi. Có lẽ chính điều này mà ông vẫn giữ nguyên tính tình sôi nổi, nụ cười hào sảng và vô tư không khác gì một người trẻ. Thế nhưng, đó là chuyện cuộc sống, còn khi hỏi về nghề là ông lại ở một thái cực khác - cực kỳ khó tính. Ông bảo, để có được những kinh nghiệm chụp ảnh, là những chắt chiu 50 năm qua của ông. Lúc đi học thí công, buổi tối là ông đăng ký học lớp chụp ảnh căn bản, nâng cao rồi đến những lớp học ảnh nghệ thuật. Vì thế, ông nắm được những kiến thức căn bản, cộng với những kinh nghiệm trong va chạm thực tế, góc nhìn và sự nghiền ngẫm, suy tư cho từng tác phẩm đã giúp ông sáng tác nhiều tác phẩm. Giờ, niềm vui của ông không chỉ là tìm và nắm bắt những khoảnh khắc, mà còn truyền nghề cho những ai đam mê.

Có lẽ, niềm vui nắm bắt những khoảnh khắc vàng là câu chuyện chia sẻ không bao giờ cạn của những người mê đi như ông. Có lẽ vì thế, ông đã đoạt khá nhiều giải thưởng và được chọn ở nhiều cuộc triển lãm khu vực, trong và ngoài nước, trong đó có Đức, Cộng hòa Síp… Tấm ảnh đoạt giải nhất vào năm 2010, do Công ty Bayer Việt Nam tổ chức, với chủ đề biến đổi khí hậu. Tác phẩm “Biển gọi”, ông chụp trong chuyến đi thực tế tại Hà Tiên, hay tác phẩm “Chăm chỉ”, “Đất chuyển”… được chọn triển lãm ảnh quốc tế tại Việt Nam năm 2011. Mỗi tác phẩm gắn với một kỷ niệm khó quên, bởi để có nó, ông đã mất nhiều thời gian, công sức. Ông nhớ tấm ảnh “Hồn đất”, chụp suốt ngày ở làng gốm ở Vĩnh Long, mệt rã người, nhưng lại ưng ý vì có được một tấm ảnh đẹp và tấm ảnh này cũng đã được triển lãm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói có lẽ ông gặp may, nên “chợp” được những khoảnh khắc “vàng”, tạo nên cái hồn cho những tác phẩm nghệ thuật.

 Giờ, ông vẫn đi sáng tác nhiều, nhưng cũng chùn chân rồi. Ông còn một đề tài đam mê nữa là chụp các loài hoa, côn trùng, nhưng để sắm thiết bị phục vụ cho đam mê này không rẻ tí nào, nhưng sẽ phấn đấu để trong thời gian tới, có được những bộ ảnh đẹp… Niềm đam mê khám phá, sáng tạo và tìm tòi dường như chưa bao giờ ngưng trong tâm trí của người nghệ sĩ sống cả đời cho nhiếp ảnh!

Nói về các bạn trẻ đến với nhiếp ảnh, giọng ông Tăng Quầy chợt buồn: “Các bạn trẻ bây giờ muốn thành công mà không chịu học từ những bước căn bản, muốn chụp ảnh đẹp mà không chịu đi, không chịu học là thua rồi. Tôi già như vầy, mà mỗi khi có dịp triển lãm là đi, để xem và học từ những tấm ảnh của đồng nghiệp. Cái nghề này học hoài, mình mà nói giỏi rồi, không học nữa là coi như “tiêu”…”.

 

THẢO HƯƠNG

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap