Ngày 12-9,ầnkhungpháplývềdungsaichosảnphẩmthựcphẩthứ hạng của botafogo tại Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) (Bộ Y tế) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Nhóm Công tác phát triển ngành thực phẩm đồ uống (VFBG) tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách về quản lý ATTP theo Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 35-2016/NQ-CP nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính, cụ thể là xây dựng một khung dung sai chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm.
Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ công của Cục đã tương đối đầy đủ, từng bước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, từ cuối năm 2015, Cục đã triển khai cơ chế một cửa đối với việc kiểm tra nhà nước đối với các sản phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, điều này đã giúp thời giam kiểm tra tại cửa khẩu rút ngắn hơn nhiều so với làm thủ tục giấy, chuyển sang làm công tác hậu kiểm là chính.
Tuy nhiên, bà Nga cho rằng, nhiều mặt hàng của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương chưa có sự đồng nhất với Bộ Y tế, nên cần phải có sự thống nhất hơn giúp giải quyết nhanh gọn hơn nữa thủ tục thông quan cho các lô hàng.
Hoan nghênh những cải thiện về thủ tục hành chính của Cục ATTP và Bộ Y tế, nhưng các doanh nghiệp ngành thực phẩm mong muốn xây dựng một khung dung sai chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm.
Theo TS. E-Song Tee, Nguyên trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch, Dinh dưỡng và Tiểu đường, Viên Nghiên cứu Y khoa, Bộ Y tế Malaysia, các sản phẩm thực phẩm chế biến thương có thời gian sử dụng nhất định, trong khoảng thời gian nay, hàm lượng dưỡng chất sẽ có sự suy giảm dần trong quá trình lưu kho và bảo quản. Tuy nhiên, mức độ suy giảm này thường không vượt quá 20% tổng lượng dưỡng chất vốn có.
“Do vậy, cần có quy định về khoảng dung sai để sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài cùng như các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được lưu thông thuận lợi”, TS. E-Song Tee nhận định.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho rằng, một số nước đề nghị khoảng dung sai là 20%, nhưng tại Việt Nam, khoảng dung sai này vẫn đang để doanh nghiệp sản xuất tự công bố, chưa bắt buộc. Vì thế, các cơ quan quản lý đang lấy ý kiến từ doanh nghiệp để xây dựng. Trong khi chưa có quy định, các doanh nghiệp phải công bố công khai trên nhãn sản phẩm, phải đảm bảo ±20% hàm lượng đăng ký.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho rằng, dung sai là cần thiết nhưng mức dung sai phải được công bố công khai minh bạch, là kênh thông tin mang tính pháp lý, dựa trên cơ sở khoa học và được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận chứ không phải do doanh nghiệp tự nghĩ ra. Hơn nữa, tỷ lệ dung sai cần xây dựng dựa theo mức độ tác động có lợi hay có hại đến người sử dụng, dung sai càng nhỏ thì càng có lợi cho người tiêu dùng.
Do đó, việc xây dựng khung dung sai, theo ông Nguyễn Thanh Phong, phải đảm bảo được điều kiện sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, vừa đảm bảo quy định của pháp luật, vừa đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng nhưng cũng không được trái với quy định của quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài các quy định về ATTP, chất lượng hàng hóa còn được quản lý dưới các Luật về thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn… Do đó, các chuyên gia tại hội thảo mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ đúng pháp luật, tăng tính minh bạch để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.