【kq japan】Nâng tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai: Không làm giảm sức hấp dẫn của thị trường phái sinh
Tuy nhiên,ângtỷlệkýquỹbanđầuhợpđồngtươnglaiKhônglàmgiảmsứchấpdẫncủathịtrườngphákq japan theo nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng ký quỹ ban đầu không gây sức ép lớn lên nhà đầu tư và tính hấp dẫn của TTCK phái sinh.
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 13%
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, ngày 18/7 là ngày VSD chính thức áp dụng tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu cho các sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 là 13%, thay cho mức 10% áp dụng từ khi thị trường phái sinh khai trương đến nay.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc VSD cho biết, trong các trường hợp cần thiết, việc tính toán định kỳ và tiến hành điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ là hoạt động bình thường của các tổ chức đảm nhận chức năng bù trừ, quản lý rủi ro thanh toán các nước, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán. Trên thực tế, tại nhiều TTCK trên thế giới, cơ quan quản lý cũng đã áp dụng điều này.
Theo lãnh đạo VSD, cho đến nay, trên thị trường phái sinh, chưa có trường hợp nào để xảy ra mất khả năng thanh toán của nhà đầu tư, thành viên bù trừ (TVBT). Tuy nhiên, thông qua việc theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường trong thời gian vừa qua VSD nhận thấy, TTCK cơ sở và phái sinh có những phiên biến động mạnh, chỉ số VN30 thị trường cơ sở và giá của các HĐTL chỉ số biến động theo chiều hướng đi xuống với biên độ lớn. Do những biến động này của điểm chỉ số VN30, kết quả tính toán về tỷ lệ ký quỹ ban đầu theo phương pháp luận của VSD tính đến ngày 6/7/2018 cho thấy, biên độ dao động tỷ lệ ký quỹ ban đầu của kỳ quan sát 252 ngày gần nhất nằm từ 11,2% đến 14,5%. Biên dao động này có sự gia tăng đáng kể so với thời điểm ban đầu mở cửa thị trường là từ 4,4% - 13,6%.
Theo đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, nâng cao khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro mất khả năng thanh toán của nhà đầu tư, TVBT khi thị trường tiếp tục có những biến động mạnh như giai đoạn vừa qua, VSD đã trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với HĐTL chỉ số VN30 lên 13%.
Tăng mức ký quỹ không gây áp lực cho thị trường
Ông Dương Văn Thanh khẳng định, mức đề xuất 13% nằm trong biên độ tính toán theo phương pháp luận đã công bố là phù hợp với tình hình biến động thị trường hiện nay và nằm trong biên độ tính toán (11,2 - 14,5%). Mức tăng này cũng không quá cao để gây áp lực nộp bổ sung ký quỹ cho các nhà đầu tư khi chính thức đưa vào áp dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường. Với tỷ lệ ký quỹ mới được công bố, TVBT sẽ phải rà soát và tính toán lại giá trị ký quỹ yêu cầu trên từng tài khoản nhà đầu tư để yêu cầu nộp bổ sung nếu cần thiết.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Tuấn Cường, Giám đốc Sản phẩm cấu trúc, Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS) cho biết, tỷ lệ ký quỹ ban đầu được tính toán dựa trên sự dao động của chỉ số VN30 trong một khoảng thời gian. Như đã biết, từ đầu năm 2018 đến nay, biên độ dao động của chỉ số VN30 đã tăng đáng kể so với 1 năm trước đó khi TTCK phái sinh ra đời. Do vậy, việc điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ là bình thường để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia giao dịch.
Ông Đỗ Đình Tứ, Trưởng phòng Maketting và Phát triển sản phẩm, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng cho hay, tỷ lệ ký quỹ đối với các HĐTL phái sinh được VSD điều chỉnh tăng lên như một giải pháp để giảm bớt rủi ro trên thị trường. Phái sinh là thị trường mới, vì thế có thể có những đánh giá ban đầu chưa đầy đủ, do hạn chế thông tin lịch sử, nên sự thận trọng của VSD là cần thiết và kịp thời.
Theo ông Tứ, từ trước tới nay, các công ty chứng khoán đa phần đều áp dụng mức ký quỹ trên 13% theo tiêu chuẩn quản trị rủi ro của công ty và thỏa mãn yêu cầu của VSD. “Đối với nhà đầu tư cá nhân, hiện chiếm 99% thị trường phái sinh thì việc nâng tỷ lệ ký quỹ cũng không ảnh hưởng nhiều đến giao dịch. Thị trường phái sinh không phải vì việc tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu mà giảm đi sự hấp dẫn, bởi tính thanh khoản và tỷ lệ ký quỹ vẫn cao”, ông Tứ nói.
Ông Nguyễn Tuấn Cường dự báo, TTCK phái sinh sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đặc biệt khi sắp tới có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp lớn như quỹ đầu tư hay nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Hiện nay, thanh khoản tập trung 98 - 99% vào hợp đồng tháng hiện tại, nhưng khi các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường và phòng ngừa rủi ro cho danh mục cơ sở sẽ làm tăng thanh khoản của các hợp đồng kỳ hạn dài.
Duy Thái