【thứ hạng của giải hạng 4 anh】Việt Nam có tỉ lệ lao động nữ làm chủ doanh nghiệp cao nhất Đông Nam Á
Phát biểu tại hội thảo,ệtNamcótỉlệlaođộngnữlàmchủdoanhnghiệpcaonhấtĐôngNamÁthứ hạng của giải hạng 4 anh Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2017, Việt Nam xếp thứ 69/144 quốc gia xếp hạng về thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong các lĩnh vực.
Những tiến bộ mạnh mẽ cũng được ghi nhận trong lĩnh vực kinh tế xã hội với việc giảm tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt trong việc nâng cao trình độ học vấn của trẻ em gái và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động. Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động đạt 73% và phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt trên 31%. Những thành tựu nổi bật nhất là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ Việt Nam khá cao, khoảng cách giới về học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật được thu hẹp đáng kể, khoảng cách thu nhập theo giới tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, phần lớn những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn chưa vượt qua được quy mô siêu nhỏ, hoạt động không chính thức, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp... Bên cạnh đó, xét về vị thế làm việc, lao động nữ làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương hơn nhiều hơn so với lao động nam.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, một trong những khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nữ là chi phí của Doanh nghiệp, chi phí về lao động hay là chi phí về công tác an sinh, chăm sóc sức khỏe có thể là lớn hơn so với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nam.
“Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ được bù lại, bởi vì đó là những khoản đầu tư cho phát triển, cho chiếm lĩnh thị trường, cho chiếm lĩnh cảm tình của người tiêu dùng và của xã hội”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân cho rằng, việc nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, chú trọng đến nữ làm chủ doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Và việc phát triển bền vững gắn với giá trị bình đẳng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy và đảm bảo các giá trị bình đẳng và công bằng, cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế.