Nguyên nhân được đưa ra là do bối cảnh thị trường dầu thế giới còn nhiều biến động và do bộ máy lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam mới thay đổi nên phía PTT cần thời gian xem xét thêm.
PTT đã nghiên cứu tiềm năng đầu tư vào miền trung Việt Nam trong hơn 4 năm,ĐạigiaTháiLanhoãnxâysiêudựánlọcdầutỷUSDtạiViệkết quả bóng trực tuyến và dự kiến sẽ khởi công dự án trong năm 2016 cùng đối tác là Saudi Aramco, công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Theo kế hoạch trước đó, PTT và Aramco sẽ chia đôi 80% cổ phần của dự án tại Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội, Bình Định. Chính phủ Việt Nam nắm 20% còn lại.
Khu phức hợp bao gồm một nhà máy lọc dầu có công suất 400.000 thùng/ngày, một nhà máy hóa dầu với công suất 5 triệu tấn/năm, nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của Việt Nam.
Khi mới công bố, phía nhà đầu tư từng cho biết dự kiến sẽ đầu tư tới 28,7 tỷ USD vào Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội. Tuy nhiên, sau đó, con số vốn đầu tư rút xuống còn khoảng 20 tỷ USD.
Thời điểm dự án này được công bố, nhiều ý kiến quan ngại về tính khả thi của dự án, trong đó không ít người hoài nghi về tiềm lực tài chính cũng như lo ngại về sự “bội thực” của các dự án lọc dầu hàng chục tỷ USD tại Việt Nam và các tác động lớn đến môi trường.
Tuy nhiên, với vốn đầu tư trên 20 tỷ USD, dự án này từng được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định cũng như khu vực miền Trung và cả nước. Nếu dự án đi vào hoạt động, sẽ đóng góp từ 3-4% GDP cả nước và đóng góp khoảng 30-40% GDP của Bình Định. Dự án góp phần giải quyết việc cho khoảng 30.000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp.
Về phía Việt Nam đã tạo khá nhiều điều kiện nhằm “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư này. Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư, dự án còn được tạo thuận lợi về điều kiện cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng. Để phục vụ cho dự án cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển hàng không, Thủ tướng cũng đã phê duyệt việc nâng cấp sân bay Phù Cát (huyện Phù Cát).