Empire777

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 11/2/2022.Trong mấy ngà tỷ lệ kèo 2 in 1

【tỷ lệ kèo 2 in 1】Thế giới xấp xỉ 6 triệu ca tử vong; Dự báo mới về đại dịch hậu Omicron

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong,ếgiớixấpxỉtriệucatửvongDựbáomớivềđạidịchhậtỷ lệ kèo 2 in 1 Trung Quốc, ngày 11/2/2022.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh bắt đầu giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Á khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới vẫn cao ở nhiều nước thuộc châu lục này. Song ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 136.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 700 ca.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 192.784 ca mắc mới COVID-19 và 473 ca tử vong.

Trong ngày 28/2, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 80.000 ca) cao nhất khu vực và thứ hai châu Á, trong khi Indonesia ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (262 ca).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Hiện đã có ít nhất 9 thành viên ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Cũng từ ngày 1/3, các quy định phòng chống dịch tại thủ đô Manila (Philippines) và 38 tỉnh khác sẽ chuyển sang mức cảnh báo số 1, mức thấp nhất trong thang 5 mức, cho phép thêm các hoạt động kinh tế bình thường trở lại.

Việc hạ thấp mức cảnh báo dịch COVID-19 được đưa ra 2 tuần sau khi Philippines cho phép du khách đã tiêm đủ liều vaccine từ 157 nước và khu vực có thỏa thuận miễn thị thực với nước này nhập cảnh, sau gần 2 năm áp đặt lệnh cấm nhập cảnh do dịch.

Philippines đã ghi nhận 4 làn sóng COVID-19 kể từ khi dịch bắt đầu tháng 1/2020. Bộ Y tế Philippines ngày 28/2 ghi nhận 951 ca mắc mới COVID-19, mức thấp nhất kể từ ngày 29/12/2021, theo đó, tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này tăng lên 3.661.997.

Ngày 28/2, số ca mắc COVID-19 mới tại Brunei lần đầu tiên vượt 4.000 ca/ngày (4.095 ca). Trước khi tăng lên con số kỷ lục này, số ca mắc mới tại Brunei trong 6 ngày trước đó liên tục vượt 3.000 ca/ngày.

Trong khi đó, giới chức y tế Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết không loại trừ khả năng áp dụng phong tỏa toàn thành phố trong tháng 3 tới khi tiến hành chiến dịch xét nghiệm toàn diện bắt buộc sàng lọc COVID-19. Trước đó, Trưởng Đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền chưa xem xét áp đặt phong tỏa. Tuy nhiên, phát biểu với phóng viên ngày 28/2, bà Sophia Chan, người đứng đầu cơ quan y tế Hong Kong, cho biết từ góc độ y tế cộng đồng, để việc xét nghiệm toàn diện đạt được hiệu quả tốt nhất thì nhà chức trách cần áp đặt hạn chế hoạt động đi lại ở mức độ nào đó. Để giảm đi lại, người dân cần ở trong nhà và tránh ra ngoài khi không thực sự cần thiết.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Hong Kong đang chật vật khống chế làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước tới nay do biến thể Omicron lây lan nhanh. Theo kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV), ngày 28/2 Hong Kong có thể ghi nhận kỷ lục 34.446 ca mắc mới.

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới tiếp xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm khá chậm, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 10 tỉnh thành, trong đó có thủ đô Tokyo.Theo dự kiến, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ trao đổi với thống đốc các tỉnh, thành đó để tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và tham vấn với các chuyên gia y tế trước khi đưa ra quyết định gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm thêm khoảng 2 tuần trước thời điểm các biện pháp này hết hạn vào ngày 6/3 tới.

Nhìn chung, tình dịch bệnh tại hầu hết các nước trên thế giới đều đang theo chiều hướng tích cực khi số ca nhiễm mới không ngừng giảm mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số nước, đặc biệt khu vực châu Á đang chứng kiến số ca nhiễm mới gia tăng do sự lây lan của biến thể Omicron.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 4/1/2022.

Tại những nước có tình hình dịch bệnh thuyên giảm như Mỹ, bang New York quyết định chấm dứt quy định đeo khẩu trang tại các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em từ ngày 2/3. Các quy định mới được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 25/2 đã nới lỏng hướng dẫn về việc đeo khẩu trang trong nhà trên hầu hết cả nước.

Hướng dẫn mới nhất cơ quan này liên quan đến môi trường học đường khuyến nghị chỉ nên đeo khẩu trang ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, thay vì sử dụng biện pháp phòng dịch này ở mọi nơi.

Tại châu Đại dương, New Zealand bắt đầu dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc tại các khách sạn đối với công dân trở về từ nước ngoài. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm, người New Zeland từ nước ngoài về nước mà không cần phải cách ly bắt buộc tại các khách sạn, vừa tốn kém vừa thiếu chỗ.

Trong khi đó, nước láng giềng Australia ngày 28/2 ghi nhận hơn 15.000 ca mắc mới COVID-19 và 12 ca tử vong. Trong tuần qua, mỗi ngày Australia ghi nhận trung bình 23.082 ca mắc mới. Hiện nước này có 1.995 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có 137 người trong khu điều trị đặc biệt.

Được xác định lần đầu tiên vào tháng 11/2021, biến thể Omicron nhanh chóng khiến số ca mắc trên toàn cầu tăng thêm 3 triệu ca/ngày, với khoảng 1/5 số ca ghi nhận ở Mỹ. Tuần qua, các thành phố như New York, Boston, Washington ở Mỹ đều đã ghi nhận dịch bệnh có chiều hướng giảm, sau những diễn biến lắng dịu tại Anh và Nam Phi.

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ tập hợp các dự báo cho thấy làn sóng dịch tại Mỹ sẽ lên đỉnh trong 2 tuần tới, với số ca mắc mới lên tới 800.000 ca/ngày trước khi giảm mạnh và số ca tử vong cũng lên mức 3.000 ca/ngày vào tháng 2, gần gấp đôi mức hiện nay.

Có thể nói, trong 3 tháng Omicron đã định nghĩa lại đáng kể về một làn sóng dịch bệnh nguy hiểm kể cả khi đã có sẵn các loại vaccine. Tình hình này càng làm dấy lên những hoài nghi về điều gì sẽ xảy ra sau Omicron.

Chú thích ảnh
Người dân tại quảng trường Piazza del Popolo ở Rome, Italy, ngày 11/2/2022.

Có khả năng Omicron sẽ chỉ là một biến thể mới giống như những biến thể khác gây ra các làn sóng dịch bệnh trong một đại dịch có thể còn kéo dài. Dù vậy, đến nay, hầu hết các nhà khoa học nhất trí rằng sự xuất hiện của Omicron là một bước ngoặt trong tiến trình đại dịch xảy ra.

Theo nhà miễn dịch học Shane Crotty, từ viện miễn dịch La Jolla, biến thể này có tới 50 đột biến, với khả năng lây lan rất nhanh và linh hoạt hơn rất nhiều so với những gì từng được biết. Đó là điều đáng lo ngại và khiến giới khoa học phải cảnh giác hơn trước khả năng biến đổi tiếp theo của virus này. Omicron có tới 32 đột biến trên gai protein dùng để xâm nhập vào tế bào vật chủ, gấp 3 lần so với các biến thể trước đó.

Thực tế rằng một virus có thể thay đổi tới mức này và tiếp tục có khả năng lây nhiễm vượt trội chính là điều khiến giới khoa học lo ngại và mở rộng nghiên cứu. Theo chuyên gia Scotty, việc Omicron có nhiều đột biến một cách bất thường và đột biến dẫn tới khả năng hoạt động rất hiệu quả là điều khiến giới khoa học lo ngại rằng trong tương lai virus sẽ tiếp tục biến đổi khó lường./.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap