Vòng đánh thuế mới tác động thế nào?ắngchưkết quả phần lan
Từ 1/9 các mức thuế mới mà Mỹ và Trung Quốc áp lên nhau bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù các thị trường cũng đã giảm từ khi có thông tin, nhưng nếu các cổ phiếu công nghệ, tiêu dùng giảm giá thì các chỉ số như S&P 500 cũng có nguy cơ giảm. Vòng đánh thuế mới này nhắm đến các hàng hóa tiêu dùng và điện tử.
Thị trường Việt Nam về cuối phiên đã giao dịch khá yếu, các chỉ số sụt giảm rõ ràng hơn nhiều so với buổi sáng. Đó cũng là thời điểm biến động của các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ và thị trường châu Âu sụt giảm, báo hiệu nguy cơ giảm của các thị trường này. Các hợp đồng tương lai chỉ số DJA giảm tới 0,83%, của chỉ số S&P 500 giảm 0,8%, của Nasdaq giảm xấp xỉ 1%. Nếu thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm trước thông tin tăng thuế thì các thị trường khác cũng sẽ chịu tác động.
VN-Index ban đầu có tăng nhẹ, dù không đáng kể. Sau đó chỉ số này giảm dần xuống dưới tham chiếu, nhưng mức giảm cũng rất nhẹ. Chỉ đến cuối phiên, chính xác là từ 1h30 trở đi, chỉ số sụt giảm nhanh hơn và mạnh hơn, do các cổ phiếu blue-chips bắt đầu mất giá đáng kể.
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 4,7 điểm tương đương 0,48% so với tham chiếu. Chỉ số VN30 giảm 0,4%. Tuy nhiên, không nên nhìn vào mức giảm nhẹ của chỉ số mà bị đánh lừa, cổ phiếu giảm giá rất nhiều và rất mạnh. Cụ thể, sàn HSX cứ 1 cổ phiếu giảm chỉ có 0,39 cổ phiếu tăng và gần 40% trong số mã giảm có mức giảm giá vượt 2%.
Chỉ số giảm nhẹ là do vẫn còn cổ phiếu VNM tăng 0,81%, VCB tăng 0,13%. Ngoài ra mức giảm ở nhóm blue-chips lớn nhất vẫn chưa nhiều: VHM giảm 0,23%, VIC giảm 0,4%, SAB giảm 0,22%, BID giảm 0,13%, TCB giảm 0,47%.
Các cổ phiếu rớt giá đáng kể nhất đều không thuộc nhóm vốn hóa dẫn dắt như CTG giảm 1,24%, HDB giảm 1,15%, HPG giảm 2,48%, MBB giảm 1,3%, MSN giảm 1,86%, STB giảm 1,92%.
Thị trường suy yếu dưới tác động tâm lý của các thị trường quốc tế cũng không phải là vấn đề đặc biệt vì lúc này các thông tin bên ngoài chi phối đáng kể. Thị trường trong nước vừa yếu về dòng tiền, vừa không có tin hỗ trợ. Trong khi đó việc Mỹ và Trung Quốc tăng thuế lẫn nhau sẽ ảnh hưởng nhiều hơn và chưa biết cường độ tác động sẽ như thế nào. Các thông tin này đã biết trước hàng tuần lễ, nhưng nếu giới đầu tư quốc tế lo lắng thì có thể rủi ro vẫn là rất cao.
Nhiều cổ phiếu đầu cơ sụt giảm mạnh
Các cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ chiến tranh thương mại hôm nay cũng không phản ứng tốt như được kỳ vọng. Nhà đầu tư vẫn bán mạnh các mã này chứ không đầu cơ găm giữ như các phiên trước.
Hàng loạt cổ phiếu cảng biển, logistics, khu công nghiệp đầu phiên tăng mạnh sau đó sụt giảm đáng kể. VSC là ví dụ, ban đầu tăng 2,36%, nhưng đóng cửa lại là giảm 1,68%. DVP đóng cửa giảm tới 3,52%, KBC giảm 0,93%, ITA giảm 1,19%, LHG giảm 1,92%...
Hơn 40 cổ phiếu giảm sàn ngày hôm nay phần lớn là các mã đầu cơ vừa rồi tăng cao. Có vẻ như nhà đầu cơ đang muốn thoát ra hơn là đánh đu tiếp. D2D giảm sàn 7%, PHR sàn giảm 6,96%, SZL sàn giảm 6,94%, QBS sàn giảm 6,91%, HVG giảm 6,89%, SZC giảm 6,88%, PVD, IJC, AGR... đều là các mã đầu cơ thịnh hành giờ giảm rất mạnh.
Ngược lại các cổ phiếu còn tăng khỏe hôm nay phần lớn là thanh khoản cực kém. Số ít mã thật sự có lực đầu cơ tốt là YEG, VOS, HVH, DCL, DCM là tăng được trên 2%.
Cổ phiếu giảm giá nhiều hơn cổ phiếu tăng giá và thanh khoản của các mã giảm cũng rất cao. Vì vậy nếu nhà đầu tư nhìn thấy tài khoản tăng hôm nay cũng chỉ là các nhà đầu tư nhỏ lẻ không phải là lực lượng chính của thị trường.
Mức giảm 4,7 điểm của VN-Index hôm nay vẫn chưa nhiều bằng mức tăng 5,47 điểm cuối tuần trước. Do đó thị trường từ góc độ chỉ số vẫn còn tốt. Chỉ có điều nhà đầu tư bắt đầu bị thua lỗ tính trên cổ phiếu và thanh khoản chung tiếp tục đi xuống. Thị trường yếu ngay từ trong nội tại chứ chưa cần đến tác động từ thông tin bên ngoài.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.467 tỷ đồng (-5%) | 126,2 triệu (0%) | 266 tỷ đồng (0%) | 20,5 triệu (-6%) |
Khánh Nhi