Đó là trao đổi của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) với phóng viên TBTCVN.
* PV: Việc xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân có buộc người dân phải kê khai lại hồ sơ sức khỏe và liệu thông tin cá nhân có được bảo mật,ếtkiệmchiphíkhámchữabệnhthôngquabệnhánđiệntửbóng đá trực tiếp hôm qua thưa ông?
- PGS.TS Trần Quý Tường:Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục Công nghệ thông tin xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) sử dụng nguồn dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để tạo lập mã số định danh (ID) và hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng cá nhân. Điều này không gây phiền hà cho người dân, người dân không phải kê khai hay làm bất cứ việc gì khác, việc tạo lập hồ sơ sức khỏe cá nhân ban đầu được nhân viên y tế và phần mềm thực hiện tự động; thông tin dữ liệu của người dân được bảo mật tuyệt đối theo quy định.
PGS.TS Trần Quý Tường |
EHR là hệ thống quản lý hồ sơ ghi chép tình trạng chăm sóc và lịch sử sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, bảo đảm quản lý dữ liệu lâm sàng của cá nhân suốt đời, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế, tính an toàn và riêng tư của hồ sơ. EHR được tạo thành từ nhiều nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau từ các bệnh viện, phòng khám, bác sỹ, nhà thuốc, phòng xét nghiệm… Các dữ liệu rất quan trọng này sẽ giúp các chuyên gia y tế có đầy đủ thông tin trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân có thể tự mình tìm kiếm và xem hồ sơ sức khỏe của mình trên mạng và tự tạo mã khóa để bảo mật hồ sơ của riêng mình. Hoặc, khi đi khám, chữa bệnh, cơ sở y tế sẽ hướng dẫn tiếp cận hồ sơ sức khỏe và tạo mã khóa để bảo mật hồ sơ sức khỏe cho mỗi người dân. Người dân không phải đi khám để lập hồ sơ sức khỏe, không phải kê khai lại hồ sơ sức khỏe và không mất chi phí về hồ sơ sức khỏe điện tử
Thông tin cá nhân của người dân sẽ được lưu trữ bảo mật trên hệ thống bằng các phương pháp mã hóa thông tin, dữ liệu sức khỏe.
* PV: Xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, theo ông sẽ mang lại hiệu quả gì cho các bệnh viện nói riêng, cũng như ngành Y tế nói chung?
- PGS.TS Trần Quý Tường: Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Còn đối với công tác quản lý, việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn (big data) của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành Y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học.
Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.
* PV: Khi người dân có được hồ sơ sức khỏe điện tử cho cá nhân, sẽ giúp tiết kiệm được bao nhiêu chi phí và thời gian khi đi khám chữa bệnh, thưa ông?
- PGS.TS Trần Quý Tường:Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Người dân có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đến bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh.
Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc hiệu quả hơn.
Thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân được phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả, ít tốn kém hơn, tránh được việc sử dụng kỹ thuật cao để điều trị khi bệnh vào giai đoạn muộn gây tốn kém và hiệu quả điều trị không cao.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, có lợi cho ngành Y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. |
Đức Việt (thực hiện)