【bxh fifa 2024】Điện lực Bắc Giang: Yêu cầu hàng hoá chào thầu 'phải' xuất xứ Tuấn Ân có đúng quy định?

Ngày nay,ĐiệnlựcBắcGiangYêucầuhànghoáchàothầuphảixuấtxứTuấnÂncóđúngquyđịbxh fifa 2024 chất lượng sản phẩm, hàng hoá không (SPHH) những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chất lượng SPHH liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, những năm gần đây, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nước ta không ngừng được hoàn thiện.

Để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/1/2007) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (có hiệu lực từ 1/8/2008). Đây là các luật chuyên ngành về chất lượng SPHH với phạm vi điều chỉnh tương đối đầy đủ, hệ thống phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Cơ sở của hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chính là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành và áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là hoạt động quan trọng, xuyên suốt của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, Hiệp hội… triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và các thông lệ, cam kết quốc tế liên quan.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù vấn đề chất lượng SPHH ngày càng được đề cao với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương, tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế tại một số lĩnh vực vẫn bộc lộ không ít tồn tại.

Một trong những vấn đề được chỉ ra là việc thực hiện quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung còn bất cập, như: nhiều sản phẩm có giá thành cao hơn so với giá thị trường, chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu sử dụng... 

Xây dựng yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hoá chào thầu là một trong những yêu cầu quan trọng khi lập Hồ sơ mời thầu (HSMT) đối với các gói mua sắm hàng hoá. Yêu cầu này giúp chủ đầu tư lựa chọn hàng hoá chất lượng đáp ứng nhu cầu mua sắm, đồng thời tạo sân chơi cạnh tranh đối với các nhà cung cấp.

Thế nhưng, tại nhiều Gói thầu mua sắm thuộc các dự án đầu tư phát triển của Công ty Điện lực Bắc Giang (Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao là chủ đầu tư) (HSMT) yêu cầu “một trong những hàng hoá chào thầu phải có xuất xứ của nhà thầu Công ty Tuấn Ân”...

Nhà thầu "quen mặt"?

Danh sách hàng chục gói thầu Công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Bắc (Công ty Tuấn Ân) đã trúng thời gian qua tại Công ty Điện lực Bắc Giang cho thấy doanh nghiệp này thực sự là nhà thầu “quen mặt”. Cụ thể, gói thầu số 08.03 “Mua sẵn Atomat 1 pha 40A và 3 pha 100A bổ sung quý 3/2019, gói thầu được Giám đốc Công ty Điện lực Bắc Giang Nguyễn Bá Sơn phê duyệt với dự toán 1.331.000.000 VNĐ.

Căn cứ Biên bản mở thầu, nhà thầu Liên danh Công ty Tuấn Ân - Công ty TNHH Phương Lai là một trong 4 nhà thầu đã tham dự gói thầu trên. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, nhà thầu liên danh Công ty Tuấn Ân-Công ty TNHH Phương Lai xếp thứ 2 (về giá dự thầu).

Khi đánh giá về kỹ thuật, tổ chuyên gia đấu thầu nhận định, Hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu trên không đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật HSDT quy định tại Hồ sơ mời thầu (HSMT).

Cụ thể, tại yêu cầu về khả năng bảo hành, bảo trì, duy tu và cung cấp phụ thay thế sau bán hàng quy định tại HSMT gói thầu trên nêu rõ, “nhà thầu phải có khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo trì bao gồm có mặt tại địa điểm do chủ đầu tư yêu cầu trong vòng 24h sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư…”.

Thế nhưng, căn cứ đề xuất kỹ thuật tại HSDT của nhà thầu liên danh Công ty Tuấn Ân-Phương Lai, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện, nhà thầu liên danh trên không có cam kết bảo hành theo quy định tại HSMT. Đồng thời, Công ty Điện lực Bắc Giang lại “cho phép” được “bổ sung” tại thời điểm thương thảo hợp đồng với lý do “các nhà thầu trong liên danh trên có nhiều năm cung cấp hàng hóa cho Công ty Điện lực Bắc Giang”.

Tương tự, một gói thầu khác mà nhà thầu Tuấn Ân tham gia cũng nhận được sự “ưu ái” bất ngờ từ phía Công ty Điện lực Bắc Giang. Đó là gói thầu 12.02: Mua sắm Áp tô mát quý 1 năm 2021 thuộc dự toán mua sắm thường xuyên do Công ty Điện lực Bắc Giang tổ chức đấu thầu. Nhà thầu Công ty Tuấn Ân tham gia (với tư cách thành viên liên danh) với giá dự thầu 3.150.754.750 đồng.

Theo quy định tại tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật HSDT quy định tại HSMT do chính Điện lực Bắc Giang phát hành, nhà thầu phải xuất trình ít nhất 02 tài liệu để chứng minh hàng hoá chính cung cấp đã được vận hành thương mại thỏa mãn yêu cầu khách hàng với thời gian tối thiểu là 02 năm trên lưới điện Việt Nam. Các xác nhận phải xác nhận cho hàng hóa cung cấp theo hợp đồng cụ thể mới được chấp nhận.

 Điện lực Bắc Giang: Yêu cầu hàng hoá chào thầu “phải” xuất xứ có đúng quy định pháp luật đấu thầu?