【tỷ lệ kèo 7m】Tổng thư ký Quốc hội: Kỷ cương lập pháp đã được tăng cường

Điểm cầu Diên Hồng,ổngthưkýQuốchộiKỷcươnglậpphápđãđượctăngcườtỷ lệ kèo 7m phiên họp cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ hai.

Chiều 30/10, khi Quốc hội chuẩn bị nghỉ giải lao phiên họp cuối của đợt họp trực tuyến, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã trao đổi nhanh với báo chí trong ít phút.

Ông nói, đợt 1 của kỳ họp thứ hai đã diễn ra suôn sẻ, đảm bảo cả tiến độ và chất lượng. Kỳ họp này, kỷ cương lập pháp đã được tăng cường, hồ sơ tài liệu cơ bản đảm bảo thời gian và đảm bảo chất lượng, báo cáo ngắn gọn súc tích.

Chủ tịch đoàn điều hành ngắn gọn linh hoạt, có những nội dung còn có ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội đã trao đổi ngoài giờ với các cơ quan hữu quan, xem xét tận cùng vấn đề để quyết định chính xác hơn, ông Cường thông tin.

Vẫn theo Tổng thư ký, trong các phiên họp, ý kiến đại biểu, kể cả đại biểu mới đều tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc và đa chiều, xem xét mọi góc độ của vấn đề.

Đặc biệt là công tác tổng hợp rất vất vả, Tổng thư ký, các Phó tổng thư ký, bộ phận tổng hợp làm việc không quản ngày đêm, sáng Quốc hội thảo luận tại tổ thì chiều có báo cáo ngay, chiều thảo luận thì sáng hôm sau có báo cáo, tạo điều kiện để cơ quan soạn thảo có tiếp thu giải trình bước đầu, góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng dự ánluật, ông Cường nhấn mạnh.

Nhận xét chung, Tổng thư ký khái quát, các nội dung của kỳ họp đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm từ xa, cơ quan của Quốc hội đồng hành với cơ quan soạn thảo, làm cho chất lượng các nội dung trình Quốc hội tốt hơn.

Đợt họp trực tuyến đã diễn ra suôn sẻ an toàn, thông tin tuyên truyền làm kỹ lưỡng, báo chí đã góp phần tích cực để hoạt động của Quốc hội tới được cử tri, góp phần vào sự công khai minh bạch trong hoạt động của Quốc hội, ông Cường nói.

Lúc đó, Quốc hội chuẩn bị kết thúc phiên thảo luận trực tuyến về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Dù đã rút ngắn thời gian phát biểu từ 7 phút xuống còn 5 phút thì vẫn có 4 đại biểu đã đăng ký nhưng hết thời gian phát biểu.

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói, sở dĩ Chính phủ có thể thực hiện trong thời gian ngắn nhiệm vụ bất khả thi (quy hoạch được Quốc hội thảo luận) là do Quốc hội cũng đã nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề đất đai và quy hoạch đất đai và Quốc hội đã thực sự quan tâm từ sớm, từ xa.

"Không phải là từ thời điểm mà chúng tôi trình lên Quốc hội, mà trước đó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban Quốc hội cũng đã vào cuộc đồng hành, trong đó tổ chức mời các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý để thảo luận. Bên cạnh đó, báo cáo Chính phủ đã được nhiều hội nghị của Quốc hội tổ chức phản biện, góp ý, nên hôm nay, quy hoạch này của chúng tôi có được, chính là sự đồng hành và một sản phẩm chung của Quốc hội từ sớm, từ xa cùng với Chính phủ", Bộ trưởng chia sẻ.

Vào sáng cùng ngày, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tếgiai đoạn 2021-2025. Sau 31 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu tranh luận thì vẫn còn 24 đại biểu chưa phát biểu do hết thời gian. Điều đó cho thấy, dù làm việc ngày thứ Bảy, nhưng các đại biểu Quốc hội vẫn thể hiện hết trách nhiệm của mình.

Theo chương trình, đợt họp trực tiếp của Quốc hội sẽ bắt đầu từ ngày 8/11, bế mạc vào sáng 13/11.