【lyon vs lille】Thượng tọa Thích Nhật Từ: Cúng cô hồn rằm tháng 7 là mê tín dị đoan
Tháng 7 âm lịch còn được dân gian coi là tháng cô hồn,ượngtọaThíchNhậtTừCúngcôhồnrằmthánglàmêtíndịđlyon vs lille nhiều người truyền tai nhau về những kiêng kỵ như kiêng làm nhà, kiêng khai trương, kiêng cưới hỏi, kiêng làm các công việc đại sự... Những người không may bị trộm cắp tài sản, bị tai nạn giao thông, bị ốm đau trong tháng này cũng đều "đổ tội" cho tháng cô hồn.
Phật giáo không ghi nhận tháng nào là tháng cô hồn
Chia sẻ với VOV.VN, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng - Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam cho biết, tháng này không có gì khác những tháng khác và cũng không cần kiêng kỵ hay lưu ý gì cả. Theo Phật giáo, mọi ngày đều tốt lành nếu chúng ta có hành động tốt lành.
Đơn cử như vấn đề tai nạn giao thông cũng như các tai nạn khác trong đời, theo Phật giáo phải phân tích nguyên nhân. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do sử dụng rượu bia khi lưu thông, thái độ vội vã không tuân thủ luật giao thông, do thực trạng đường xá…Vì thế, trong mọi tháng, mọi ngày, mọi giờ, người tham gia giao thông phải biết quý trọng mạng sống của chính mình và cả của người khác thì tình trạng đó sẽ được khắc phục, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, về những điều không như ý xảy ra mà đổ thừa cho tháng cô hồn là một tà kiến, nhận thức sai, theo quan điểm Phật giáo. Văn hóa Phật giáo không ghi nhận tháng nào là tháng cô hồn. Tất cả mọi người khi chết đều phải tái sinh theo nghiệp.
Trở về với đạo Phật gốc, mỗi người khi còn sống, có đời sống đạo đức, năng động, tích cực… khi chết chẳng cần ai tụng kinh, người đó cũng sẽ được tái sinh ngay lập tức dựa vào nghiệp thiện do chính mình tạo dựng được.
Phật giáo không có chủ trương cúng cô hồn
Cúng cô hồn là quan niệm thuộc tín ngưỡng dân gian, dựa một phần vào đạo Phật, nhưng theo một cách sai lầm, cho rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Nhiều người vì lo sợ tháng cô hồn xui xẻo mà sa đà vào mê tín dị đoan, trấn an tâm lý bằng cách mua vàng mã về đốt, vừa tốn kém tiền của, vừa gây ô nhiễm môi trường...
Trong tháng 7 âm lịch, Phật giáo khích lệ văn hóa đền ơn và biết ơn, con người làm việc thiện để đền trả 4 trọng ơn trong đời, đó là: hiếu đạo với chư tăng; hiếu kính với cha mẹ, thầy cô; ơn Tổ quốc; ơn đồng loại, chứ không phải là những kiêng kỵ trong tháng cô hồn.
Theo Phật giáo, ngày 14, 15/7 âm lịch không được gọi là ngày cúng cô hồn mà là ngày mãn hạ của các tu sĩ sau 90 ngày tu tập.
Đối với các Phật tử tại gia, ngày này được xem như biểu tượng của đạo hiếu. Đạo hiếu phải được áp dụng hàng ngày, hàng giờ nhưng để lấy biểu tượng và cho mọi người nhớ thì Phật giáo đại thừa nhấn mạnh vào ngày rằm tháng 7.
Cho nên 2 ngày này không nên gọi nhầm là ngày cô hồn hay ngày cúng cô hồn. Đó là ngày Phật tử nhắc nhở, đánh giá mình về hạnh hiếu, phụng dưỡng vật chất, phụng dưỡng tinh thần, phát triển đạo đức, lập nghiệp chân chính, quan tâm đến cha mẹ, biết chăm lo cho gia đình, góp phần phát triển xã hội.
Thượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh, cúng lễ Vu Lan chỉ là một hình thức, một biểu tượng để tỏ lòng tôn kính ông bà, tổ tiên. Theo Phật giáo, sau khi chết con người được tái sinh. Do vậy, vào ngày 14, 15/7 âm lịch, Phật giáo khích lệ cúng cỗ chay, tốt nhất là thắp nén hương, cúng hoa quả và nước để tỏ lòng thành kính chứ không cần mâm cao cỗ đầy.