Empire777

Bìa cuốn sách “Ấn chương trên châu bản Triều Nguyễn”1 - Nếu tôi không lầm thì ở Huế ít người c kết quả hạng 2 bóng đá đức

【kết quả hạng 2 bóng đá đức】Kỷ cương phép nước triều Nguyễn qua ấn chương

Bìa cuốn sách “Ấn chương trên châu bản Triều Nguyễn”

1 - Nếu tôi không lầm thì ở Huế ít người có cuốn sách quý “Ấn chương trên châu bản Triều Nguyễn” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) biên soạn,̉cươngphépnướctriềuNguyễnquaấnchươkết quả hạng 2 bóng đá đức NXB Hà Nội in năm 2013.

Tôi mở lại cuốn sách giới thiệu những “ấn chương” (tức con dấu) thuộc loại “cổ xưa” này nhân gặp ông Đào Phan Long, Tổng Biên tập Tạp chí “Cổ vật tinh hoa” (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), khi ông vào Huế dự hội thảo “để có sự đánh giá đúng đắn về Triều Nguyễn”. Thực ra, như báo Tuổi trẻ ngày 6/10 đưa tin, hội thảo có tên “Trung Bộ và Nam Bộ thời chúa Nguyễn” diễn ra tại Huế ngày 5/10 do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức.

“Ngự tiền chi bảo” thời vua Gia Long

Được biết, hội thảo có mục đích thu thập thêm ý kiến và tư liệu, để thực hiện đề án khoa học xã hội cấp Quốc gia “Nghiên cứu biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam” mà một số nhà khoa học lịch sử ở Thừa Thiên Huế được phân công viết một tập trong bộ Quốc sử đồ sộ này trên phương pháp cơ bản là “tiếp cận toàn bộ, toàn diện về lịch sử Việt Nam”.

Và, có thể là để tạm thời tránh “đụng chạm” đến những điều đang gây tranh cãi về Triều Nguyễn, Hội thảo chỉ bàn “phần I”, tức là “thời chúa Nguyễn”, ít “phức tạp” hơn…

***

2 - Chuyện “dài tập” này, có lẽ phải cần một hội thảo quy mô hơn. Ở đây, chỉ xin giới thiệu một cuốn sách, giúp chúng ta có thêm những tư liệu quý để đánh giá Triều Nguyễn chính xác hơn. Một số bạn đọc từng thấy Ấn chương Triều Nguyễn trong triển lãm “Châu bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình dương” tại Đại Nội Huế trong hai ngày 21 và 22/11/2014 doTrung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức, nhưng cuốn sách “Ấn chương trên châu bản Triều Nguyễn” cho chúng ta một cái nhìn tổng thể khá đầy đủ gồm 181 phiên bản được lựa chọn từ trên 700 tập Châu bản, từ Trung ương cho đến các địa phương, hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Giới hạn được sưu tập là 143 năm, từ 1802 đến 1945, văn bản mới nhất cũng đã có tuổi thọ trên 70 năm.

Chưa phải đã đầy đủ, nhưng chỉ riêng sự gìn giữ bảo quản khối tư liệu này, từ những văn bản của nhà vua đến tận những địa phương xa xôi trong cả nước suốt một thời gian dài đầy biến động như thế, đã chứng tỏ hệ thống hành chính và kỷ cương phép nước Triều Nguyễn kể cũng thật đáng nể.

“Ngự tiền chi bảo” thời vua Đồng Khánh

“Nói có sách, mách có chứng”, xem hình chụp ở trang 212; đó là con dấu “Nà Bôn thổ châu đồ ký” tại vùng dân tộc thiểu số thời vua Hàm Nghi (năm 1886) trong văn bản do Hiệp quản cơ Định Man Lê Văn Lộc tâu khai thời gian, địa điểm vua Hàm Nghi đi qua. Tất nhiên là những ấn chương của nhà vua thuộc hàng “quốc bảo” thì hiện diện ở rất nhiều trang sách, với rất nhiều cấp độ khác nhau. Xin giới thiệu hai ấn chương thuộc hàng quốc bảo in ở trang 24: “Ngự tiền chi bảo” hình bầu dục, được đúc bằng vàng thời vua Gia Long; còn hình bát giác, cũng là “Ngự tiền chi bảo”, nhưng đúc thời vua Đồng Khánh (nguyên do năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành mang theo bảo ấn đi, nên vua Đồng Khánh cho đúc lại bằng ngà voi, hình bát giác, vì nếu “theo mẫu cũ, e có sự ngại khác” - “Đại Nam thực lục” đã ghi rõ như vậy.)

Ở trang 33 là hình dấu “Quốc gia tín bảo” trong tờ “Chiếu cho tiên hạ thần dân rõ về việc giảm các hạng thuế năm Giáp Tuất vì thời tiết không thuận lợi” của vua Gia Long (năm 1814)… và chợt băn khoăn: “Một vị vua biết thương dân, giảm các hạng thuế khi thời tiết không thuận, làm sao lại có lúc phạm trọng tội “Cõng rắn cắn gà nhà”?!

Nà Bôn thổ châu đồ ký

Không thể giới thiệu hết 181 hình ảnh ấn chương trong sách, chỉ xin lưu ý thêm, Triều Nguyễn quy định rất chặt chẽ hình dạng, cách đóng dấu vào văn bản như thế nào đối với mỗi đối tượng. “Tôn nhân phủ ấn” khác ấn dấu của các Hoàng thân…; thời vua Minh Mạng thì đã quy định chi tiết: “Các sách văn tâu việc đinh điền, ngạch binh, ngạch tiền lương và các việc kiện tụng đều cho đóng ấn triện ở chỗ tháng. Bản thứ nhất đóng kiềm bằng triện nhỏ của bản nha… Các tờ tâu của quan trấn, quan thành và các nha đi thanh tra thì dùng ấn Ngự tiền đóng vào chỗ niên hiệu…”.

Hẳn sẽ có người sẽ hỏi, Ấn chương như thế, nhưng quan trọng là văn bản viết những gì? Đây là đề tài nghiên cứu về “Châu bản”, nhưng nhân đây, xin giới thiệu nội dung một Châu bản tròn 100 năm trước, thời vua Khải Định thứ 2 (1917) khi các quan ở Cơ mật tấu trình xin thưởng khánh vàng cho một tri huyện của tỉnh Lâm Viên, bút phê của nhà vua như sau:

“Tri huyện mà cũng xin thưởng khánh vàng thì lời nói trước đây của Trẫm chỉ là lời nói suông mà thôi!”.

Đây là lời phê của vị vua thường bị hậu thế chê trách nhiều chuyện. Vậy nhưng trong việc khen thưởng thì vua cũng khá khắt khe. Mà chỉ việc thưởng cho một tri huyện cũng phải được nhà vua chuẩn y. Bất chợt nhớ một chỉ thị của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương gần đây cảnh báo việc khen thưởng tràn lan và thường là dành cho lãnh đạo.

Nhân việc đánh giá Triều Nguyễn đang thành chuyện tranh cãi gay gắt giữa một số nhà nghiên cứu, được dư luận chú ý, xin giới thiệu một tư liệu để bạn đọc biết thêm một phương diện thể hiện kỷ cương, phép nước của thời đại cách chúng ta trên trăm năm; có thể đây cũng là tài liệu bổ ích để tham khảo thêm khi tranh luận nhằm đi tới sự đánh giá công bằng nhất về Triều Nguyễn …

Bài, ảnh: NGUYỄN KHẮC PHÊ

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap