Điển hình như mô hình trồng mướp kết hợp hoa sống đời và nuôi cá của ông Lâm Văn Non (khu phố Kim Điền,ệuquảtừmôhìnhkinhtếkếthợlịch giải pháp thị trấn Cần Giuộc). Ông chia sẻ, với diện tích 5.000m2, ông làm giàn trồng mướp kết hợp nuôi cá. Để tận dụng diện tích đất, xung quanh giàn mướp, ông lên gò trồng hoa sống đời để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán vừa qua. Từ mô hình này, mỗi năm ông thu lãi từ 150-200 triệu đồng.
Nhờ trồng mướp kết hợp hoa sống đời và nuôi cá, kinh tế gia đình ông Lâm Văn Non (bên phải) có nhiều chuyển biến
Với mục tiêu xây dựng nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch, an toàn, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện chú trọng việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất kết hợp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nông dân. Trong đó, các ngành chức năng huyện tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng phân hữu cơ, thuốc vi sinh,...
Ông Lê Văn Mi (khu phố Thanh Ba, thị trấn Cần Giuộc) cho biết, trước đây, ông trồng lúa, hiệu quả kinh tế không cao nên quyết định chuyển sang trồng xoài. Nhờ tham quan, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước, ông vừa trồng, vừa rút kinh nghiệm. Đến nay, ông mở rộng diện tích trồng xoài khoảng 70 gốc. Tận dụng quỹ đất, ông kết hợp nuôi cá; riêng dịp tết vừa qua, ông trồng thêm hoa vạn thọ. Trong quá trình trồng, ông sử dụng phân hữu cơ, vừa bảo đảm sức khỏe người trồng, vừa tạo ra sản phẩm an toàn. Từ mô hình này, mỗi năm ông thu lãi 120 triệu đồng.