Đồng thời,ịdánảnhvìchậmtrảtiềnvaytíndụngđbảng xếp hạng hạng 2 để ngăn chặn tín dụng đen, các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp cho người dân tiếp cận các nguồn tài chính chính thống, nguồn vốn vay "sạch".
Phải xoá sổ triệt để
Gây phẫn nộ trong một thời gian dài với cách thức hoạt động vô tội vạ, phương thức đòi nợ kiểu khủng bố, mô hình vay qua app, website trực tuyến vẫn đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Nhiều bên cho vay với lãi suất từ 500-720%/năm; bêu tên người vay và người thân của họ như truy nã. Có người từ vay 1 app, chỉ sau vài tháng đã thành vay tới 16 app khác nhau. Từ vay 8 triệu ban đầu đến rơi vào vòng xoáy gồng gánh lãi suất thành nợ đến cả trăm triệu.
Chị N.M.A (quận 4, TP.Hồ Chí Minh) cho biết về vụ việc một người bạn thân vay tiền qua app khoản tiền 20 triệu đồng, nhưng lại cho số điện thoại của chị để xác minh. Vì suy nghĩ không phải là người vay và nhận tiền, nên chị Mai Anh có xác nhận quen biết với người này. Đến ngày trả nợ, do bạn thân không trả đúng hẹn nên hình ảnh của hai người bị dán ở khắp các cột đèn giao thông.
Không chỉ vậy, thông tin đòi nợ còn được gửi đến hàng trăm bạn bè của chị M.A trên Facebook và ngập tràn trên các trang mạng xã hội. Chưa dừng lại, các đối tượng cho vay lãi tiếp tục đe doạ sẽ tạt dầu nhớt bẩn vào nhà, buộc chị phải trả nợ thay cho người vay.
Tháng 7.2020, Bộ Công an từng lên tiếng cảnh báo về các app vay tiền có khả năng biến tướng thành tín dụng đen, gây bất an cho xã hội.
Đến tháng 8.2021, Công an TP. HCM tiếp tục cho biết về hiện tượng một số đối tượng thành lập các công ty trá hình cho vay tài chính, tín dụng phi ngân hàng để hoạt động cho vay qua ứng dụng di động nhằm thu lợi bất chính, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Để vay tiền, người dùng chỉ cần tải ứng dụng cho vay về điện thoại di động, điền đầy đủ thông tin cá nhân kèm theo ảnh chụp chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ảnh chân dung.
Các ứng dụng cho vay khi được cài đặt vào điện thoại sẽ yêu cầu quyền truy cập vào vị trí, danh bạ, thư viện ảnh, quản lý cuộc gọi, tin nhắn trên điện thoại người vay (chủ yếu là các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android) với mục đích để gây áp lực đòi nợ khi người vay quá hạn thanh toán.
Động thái trên đưa ra sau khi cơ quan chức năng triệt phá một đường dây cho vay nhanh qua app với lãi suất 4,4%/ngày, tương đương 1.600%/năm.
Theo đó, các đối tượng lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh và xây dựng các ứng dụng cho vay tiền trực tuyến như Vaytocdo, Moreloan, VD online...
Hàng loạt ứng dụng cho vay tiền vẫn mọc lên nhan nhản. Ảnh: T.L. |
Rõ ràng, dù liên tục bị cơ quan chức năng cảnh báo và triệt phá nhưng vay tiền qua app, ứng dụng trực tuyến vẫn mọc lên nhan nhản.
Đơn cử như theo phản ánh mới đây, trên trang cash24.vn, tuỳ mỗi khoản vay từ 10 triệu đồng, người dân phải chịu mức lãi từ 20% mỗi tháng và liên tục sẽ bị "hỏi thăm" người thân, bạn bè nếu không trả lãi đúng hạn.
Theo luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP Hà Nội), các app vay tiền biến tướng đang hoạt động không tuân theo Luật về các tổ chức tín dụng, các quy định về lãi suất của Nhà nước. Những mô hình như vậy cần phải bị xoá sổ để bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Nên tìm đến nguồn vốn "sạch"
Thực trạng tín dụng đen với sự biến tướng của các app vay tiền đã trở thành vấn nạn nan giải trong thời gian qua. Theo ý kiến chuyên gia, một trong các nguyên nhân quan trọng đến từ việc người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn "sạch".
PGS-TS Đặng Ngọc Đức (Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, những biện pháp hạn chế tín dụng đen thời gian qua dù rất mạnh mẽ nhưng mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nhà quản lý, trong khi tín dụng đen lại có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển dựa trên cả giác độ pháp lý và trên cơ sở thị trường, hay nói cách khác là cung - cầu về vốn.
Cần xoá sổ các app cho vay biến tướng và tạo điều kiện người dân tiếp cận nguồn vốn “sạch“. Ảnh: Đ.T |
“Chừng nào các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính chính thống chưa đủ phát triển và đáp ứng nhu cầu vốn cũng như nhu cầu tài chính, sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là người nghèo thì vẫn còn tạo cơ hội cho tín dụng đen phát triển” - ông Đức nói.
Chuyên gia khuyến nghị, để ngăn chặn tín dụng đen vươn vòi bạch tuộc, cần đáp ứng tốt nhất nhu cầu, tạo điều kiện cho người dân sử dụng được nguồn tài chính chính thống, cụ thể là mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của ngân hàng với các điều khoản linh hoạt hơn cho người dân.
(Theo Lao Động)
Phí dịch vụ - chiêu trò để che giấu lãi suất 'cắt cổ' của các app 'đen'
Đối với các app cho vay theo kiểu “tín dụng đen”, các đối tượng điều hành sẽ tung các chiêu trò để tránh tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.