【áo vs estonia】21% người tiêu dùng Việt Nam phải vay mượn để vượt qua làn sóng dịch bệnh

Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân
Nguy cơ dịch bệnh lây lan từ dòng người về quê
21% người tiêu dùng Việt Nam phải vay mượn để vượt qua làn sóng dịch bệnh
Dữ liệu của YouGov về sự sụt giảm tài chính của các hộ gia đình Việt Nam trong năm 2021

Theo thông tin công bố của YouGov, niềm tin rằng tình hình dịch bệnh đang dần cải thiện tăng vọt kể từ khi quy định giãn cách xã hội được nới lỏng ở Việt Nam, với sự lạc quan tăng từ khoảng 30% vào tháng 9/2021 lên đến 80% - gần như ngang bằng mức trước đại dịch vào tháng 10/2021.

Tuy nhiên, bất chấp triển vọng tích cực đối với “bình thường mới”, các gia đình vẫn đang đối phó với tác động của Covid-19 lên hoạt động tài chính cá nhân của họ, vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể vào năm 2021 so với các đợt bùng phát dịch trước đó.

Khoảng một nửa (48%) người tiêu dùng Việt Nam đã bị giảm thu nhập vào năm 2021. Hơn một phần tư (28%) nói rằng thu nhập của họ giảm nhẹ từ 10-20%. Trong khi đó, 20% chứng kiến mức giảm lớn, giảm ít nhất 20% so với mức lương trước đây.

Một điểm tích cực phải kể đến đó là, 28% người tiêu dùng Việt Nam đã tăng mức tiết kiệm của họ trong thời gian xảy ra đại dịch, với quy định “làm việc tại nhà” dẫn đến giảm chi tiêu cho các khoản tiêu dùng không thiết yếu, gồm du lịch, giải trí và ăn uống. Xu hướng tiết kiệm và giảm chi tiêu này của người tiêu dùng đi đầu trong khu vực châu Á, khi chỉ số này tại Việt Nam cao hơn của Hong Kong và bỏ xa Singapore.

Tuy nhiên, khoảng 34% người tiêu dùng Việt Nam đã phải sử dụng đến khoản tiết kiệm của họ trong thời gian khó khăn này và 21% phải vay mượn để vượt qua làn sóng dịch bệnh khó lường.

Những thay đổi do đại dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng phải đánh giá lại thói quen tiêu dùng hiện tại và kế hoạch tài chính dài hạn của mình. Hơn một nửa (53%) người tiêu dùng Việt Nam cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu trong sáu tháng qua. Trong khi đó, 80% dự định sẽ tiếp tục cắt giảm trong tương lai.

Người tiêu dùng Việt Nam được cho là thận trọng nhất trên thế giới. Hai phần ba (67%) cẩn thận hơn với tài chính cá nhân của họ so với trước đại dịch. Trong khi đó, một phần ba (34%) ưu tiên bảo vệ các khoản tài chính hộ gia đình của họ đề phòng trường hợp khẩn cấp. Con số này cao hơn gần 10% so với mức trung bình toàn cầu. Người Việt Nam cũng quan tâm hơn đến đầu tư và giảm nợ so với mức trung bình ở các nơi khác trên thế giới.

Trong khi người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn trong việc chi tiêu, họ cũng đang trở nên hiện đại hơn. Cụ thể, thương mại điện tử phát triển phổ biến hơn vào năm 2021, trong khi các giao dịch không dùng tiền mặt tăng cao trong thời gian giãn cách xã hội và ví điện tử tiếp tục tạo sức hút. Người tiêu dùng đã trở nên tự tin hơn khi quản lý tài chính trực tuyến và xu hướng tài chính kỹ thuật số này được dự đoán là sẽ tiếp tục phát triển sau đại dịch.

Ông Thue Quist Thomasen, CEO của YouGov Việt Nam cho biết, các dữ liệu cho thấy sự tự tin đang trở lại. Đây là điều cần thiết để Việt Nam phục hồi. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn trong cách tiếp cận tài chính cá nhân. Cuộc khủng hoảng gần đây làm nổi bật nhu cầu lập kế hoạch tài chính thận trọng và dài hạn.

“Điều này mở ra cơ hội mới cho các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp, tối ưu để phục vụ cho những xu hướng này” ông Thue Quist Thomasen nhận định.