Đây là ý kiến được đưa ra tại hội nghị "Lấy ý kiến tổ chức,địnhđánhđốdoanhnghiệnapoli vs as roma cá nhân về quy định, thủ tục hành chính của ngành Công Thương" do Bộ Công Thương phối hợp với Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap) tổ chức ngày 19-10.
Dẫn chứng cho nhận định trên, ông Lê Hồng Lam, Luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, một doanh nghiệp phản ánh rằng, trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuốc lá, trước thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, trên giấy phép đăng ký có ghi “chế biến thuốc lá” thì vẫn được cấp giấy phép kinh doanh. Nhưng nay khi đến Sở Công Thương thì nhất định cơ quan này yêu cầu phải có chữ “thái thuốc là” ở trong giấy phép đó thì mới cấp.
“Chiếu theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì không có từ nào là “thái thuốc lá” mà chỉ có “chế biến thuốc lá”. Vậy, doanh nghiệp biết kêu ai?”, ông Lam đặt câu hỏi.
Không chỉ doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả cơ quan quản lý cấp phép cũng “khóc dở mếu dở” với quy định của các TTHC.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, trong Thông tư 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng trong Nghị định 38/2012/NĐ-CP lại quy định cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận này.
Hai cụm từ này, một bên là “cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ” và một bên là “cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ” đều nói không phải cấp gây khó khăn cho cơ quan này. “Chúng tôi đề nghị sửa lại phạm vi điều chỉnh của Thông tư 58 đối với cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ”, bà Lan đề xuất.
Đại diện Sở Công Thương Hải Dương cho rằng, Hải Dương có 200 cửa hàng xăng dầu kinh doanh, trong đó có tới 40 cửa hàng trên sông, tức chiếm số lượng bằng 1/5. Tuy nhiên, vì chưa có quy định cụ thể đối với loại cửa hàng xăng dầu kinh doanh trên sông khiến cho Sở khó quản lý và doanh nghiệp cũng không biết đường nào để thực hiện.
Đánh giá về việc cải cách TTHC, lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cũng thừa nhận, một số thủ tục hành chính của Bộ Công Thương vẫn chưa đến được với nhiều doanh nghiệp.
Qua ví dụ về việc quy định phải có cụm từ "thái thuốc lá" mới cấp phép, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, đây chỉ là “trao đổi bằng miệng”, còn không Sở nào dám làm văn bản gửi doanh nghiệp bảo rằng vì không có chữ “thái” mà không cấp phép. Vấn đề ở đây liên quan đến con người thực thi quy định này.
“Doanh nghiệp có thể làm văn bản đề nghị bởi quy định của chúng ta rất rõ ràng, cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương nếu từ chối cấp phép thì phải nêu rõ lý do và có văn bản. Đến hạn không trả lời, doanh nghiệp có thể nhắc”, ông Tân nói.
Ông Tân khẳng định thêm, Bộ Công Thương đã hết sức minh bạch, rõ ràng từ tên đến từng TTHC cũng như các bước thực hiện thủ tục đó như thế nào. Tất nhiên, vẫn có những thủ tục chưa rõ ràng, cụ thể dẫn tới cán bộ thực thi có thể gây nhũng nhiễu.
Tính đến ngày 10-10 vừa qua, Bộ Công Thương đang quản lý 361 thủ tục hành chính (trong đó có 50 dịch vụ công). Theo đại diện Vụ pháp chế (Bộ Công Thương), trong năm 2016, hầu hết các dịch vụ công sẽ được nâng cấp lên cấp độ 3,4 tức là kê khai và xử lý qua mạng, nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp.