【ta88.】Học kỳ III
Trên facebook,ọckỳta88. một người cha đăng tấm ảnh vết sẹo nhỏ giữa khuỷu tay mình cùng dòng chữ: “Dấu ấn tuổi thơ ba là những trải nghiệm trong hè. Như vết sẹo này - kết quả của ba tháng “thâm nhập” các vườn nhà hàng xóm, chạy nhảy, leo trèo. Con chưa bao giờ có mùa hè rong chơi thỏa sức, nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng, ba và mẹ bận quá, đành “chiếm đoạt” mùa hè của con. Mai, việc ba mẹ phải làm - như bao mùa hè trước - là tìm cho con một trung tâm gia sư, một khóa kỹ năng nào đó... Xin lỗi con”.
Những bậc cha mẹ, những người làm giáo dục - chúng ta đang làm gì với mùa hè của con trẻ?
Nỗi ám ảnh "toán, tiếng Việt"
Năm học 2015-2016 vừa kết thúc, các “dịch vụ hè” của các nhà văn hóa, các trung tâm, các trường vệ tinh lại nở rộ. Ở nhiều trường, từ trong cuộc họp phụ huynh cuối năm, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo về các lớp học hè để phụ huynh đăng ký. Trên trang web của các trung tâm, các khóa rèn luyện hè được giới thiệu rầm rộ đánh vào nhu cầu rèn kỹ năng, học năng khiếu, ôn luyện kiến thức của các em.
Tuy nhiên, trong lịch học bán trú hè từ thứ Hai tới thứ Sáu của các trung tâm Anh ngữ, các trung tâm kỹ năng, Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, số giờ học văn hóa vẫn “áp đảo” hẳn giờ học kỹ năng, ngoại khóa. Ở các trường công lập có lớp bán trú hè, những môn học trong năm còn “tràn” ra khỏi buổi lễ bế giảng, khiến mùa hè nghiễm nhiên trở thành “học kỳ thứ III”.
Một giáo viên trường THCSTHPT Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp, TP.HCM cho biết: “Tỷ lệ học sinh tham gia học kỳ III khá cao, không thay đổi so với sĩ số học sinh trong năm học”. Trong vai những bậc phụ huynh bận rộn, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Kim Chi (bộ phận tư vấn Trường THCSTHPT Việt Anh, Q.Phú Nhuận) “giải tỏa” áp lực bằng đề nghị cho con tham gia khóa học hè của trường. Theo đó, với tên gọi khá hấp dẫn: “Summer got talent 2016 học mọi nơi, chơi mọi lúc”; khóa học hè sẽ khai giảng ngày 13/6, kết thúc ngày 22/7 và dĩ nhiên, bên cạnh các tiết học kỹ năng vẫn là giảng dạy kiến thức văn hóa.
Nghe mách nước về một lớp bán trú “chơi nhiều hơn học”, chúng tôi tìm tới Trung tâm Adam Khoo (P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM). Tiếp đón chúng tôi là chị Sương, nhân viên ghi danh. Khóa học bán trú hè ở đây được gọi là “món quà ý nghĩa tặng con yêu”, để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của con em trước khi vào năm học mới. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, một phụ huynh tới cùng lúc với chúng tôi đành chán nản ra về, vì nếu theo khóa học hè mười mấy triệu đồng này, con gái chị vẫn... phải “bơi” với môn tiếng Anh và toán trí tuệ.
Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Chỉ cần nơi gửi con
Việc học hè không bắt buộc, nhưng số phụ huynh “đẩy” con vào những chương trình học văn hóa rất cao. Tự nhận mình “không quá nặng nề về kết quả học tập của con”, chị Lý Nhã Hồng (Q.Tân Phú) vẫn ép con trai Đinh Gia Bảo vào các lớp học văn hóa. “Vợ chồng tôi chủ trương cho con thư giãn, chấp nhận bỏ tiền để chọn cho con một khóa học kỹ năng phù hợp. Nhưng, ở các khóa học tầm trung (dưới 20 triệu đồng/khóa), nơi nào cũng dạy văn hóa. Tôi đi ba nơi tổ chức lớp bán trú vệ tinh trong Q.Tân Phú thì cả ba đều dạy trước chương trình năm học sau”, chị chia sẻ.
Người lớn hạn hẹp thời gian, không gian vui chơi thiếu thốn; việc học hè của trẻ cứ thế mà trở nên “cấp thiết”. Chị Trần Ngọc Lân, phụ huynh của em Gia Nghi (trường THCS Trương Vĩnh Ký) chia sẻ: “Tôi cho Gia Nghi học hè suốt chín năm qua. Bởi nếu không tìm đến các lớp học văn hóa, tôi biết đưa con đi đâu?”. Ở góc độ một giáo viên dạy toán giữa cơn lốc dạy - học hè, chị Nguyễn Thị A.M. (giáo viên một trường THCS quận Tân Phú) cho biết: “Năm nay, vừa nghỉ hè được vài hôm thì đã có vài phụ huynh gọi điện cho tôi, năn nỉ: “Cô dạy hè sớm đi chứ tụi nhỏ biết làm gì cho hết ngày”
Học hè là lựa chọn hay là giải pháp của phụ huynh trong tình cảnh “quá cần chốn gửi con”? Nhiều phụ huynh thừa nhận, kết quả hay kiến thức học được trong những tháng hè không quan trọng, miễn có chỗ để con ăn, ngủ trưa, chờ tới chiều cha mẹ đón. Khi chuẩn bị bước vào kỳ dạy hè, một giáo viên trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp tâm sự: “Chương trình chủ yếu ôn luyện kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới; nhưng tâm lý mùa hè khiến hầu hết học sinh thờ ơ việc học, lại… đơ đơ khiến giáo viên càng khó quản, khó dạy”. Trong khi đó, với “kinh nghiệm chín năm học hè”, bé Gia Nghi hồn nhiên: “Năm nào con cũng phải đi học hè trong ngày và học gia sư buổi tối. Nếu trường không dạy, mẹ sẽ thuê gia sư kèm kín thời gian”.
Không thể tổ chức mùa hè đúng nghĩa? ● Bà Nguyễn Thị Việt Tú, Phó phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh: “Ở góc độ công tác chuyên môn, nếu phụ huynh, học sinh có nhu cầu và thỏa thuận với nhà trường thì trong dịp hè chúng tôi chủ yếu chỉ mở lớp dạy văn hóa. Nhà trường luôn lưu ý phụ huynh cần để học sinh được nghỉ hè đúng nghĩa. Nhưng thực tế cho thấy, các trường không đủ nhân lực để mở lớp kỹ năng, năng khiếu. Chính phụ huynh đã đẩy việc dạy văn hóa cho con thành một nhu cầu, ép trẻ phải học trong khi các em chỉ muốn được vui chơi, nghỉ ngơi sau chín tháng học tập miệt mài”. ● Thạc sĩ tâm lý - xã hội học Phạm Thị Thúy: "Vài năm trước tôi cố gắng tạo điều kiện dành ra ba-năm ngày cho con du lịch, về quê thăm ông bà. Hè của trẻ chỉ gói gọn chơi trong một tuần. Còn lại là tự học ở nhà. Tôi còn cho các cháu tập làm việc nhà, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy mình nợ con điều gì đó. Con còn thiếu niềm vui, sự tự do, cơ hội vui chơi, gần với thiên nhiên. Tôi quyết định thay đổi. Việc đầu tiên là bớt việc để có nhiều thời gian ở bên con hơn. Tôi sắp xếp cho con đi bơi, đi nhà sách, xem phim, đi chơi nhà bạn bè của con và cha mẹ, cùng con ra ngoài thiên nhiên. Con lên lịch tự học hè theo ý thích, được đọc những cuốn sách con thích từ lâu mà chưa có thời gian, được học làm những món ăn con thích… Con được tâm sự cùng mẹ, cùng bố đêm khuya mà không lo giục nhau đi ngủ mai còn đi học. Con được tự do ngủ nướng, miễn là hoàn tất những việc con được phân công theo sự lựa chọn một cách có trách nhiệm. Các con được làm chủ mùa hè của mình. Dù chưa thể tốt như mong đợi, nhưng lợi ích không thể đo đếm". |
Nguồn PNO