【kết quả liga 1】Thế giới trên 241 triệu ca bệnh; dịch lại nóng ở Anh và Nga
Một tuyến phố ở Auckland,ếgiớitrêntriệucabệnhdịchlạinóngởAnhvàkết quả liga 1 New Zealand ngày 19/9/2021 |
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 19/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 241.795.950 ca, trong đó có 4.918.900 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.
Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới ca nhất thế giới với trên 49.000 trường hợp. Trong khi, Nga ghi nhận số ca tử vong cao nhất với 998 ca.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 219 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 18/10, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 91 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19” sang “sống chung với COVID-19”, trong đó một số nước sự kiến sẽ thông quan từ tháng 11 tới.
Trong khi đó, từ tháng sau, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ dỡ bỏ hoàn toàn quy định yêu cầu các nhà hàng và quán bar rút ngắn thời gian hoạt động tới trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã được kiểm soát.
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Daishiro Yamagiwa cho biết thêm Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị để nới lỏng hơn nữa quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh vào nước này có chứng chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong gần hai tuần qua, nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã lắng dịu ở Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến số ca mắc mới ở Nhật Bản giảm mạnh từ mức đỉnh 25.892 ca được ghi nhận vào ngày 20/8 là do đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ở nước này.
Theo thống kê của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tính đến ngày 14/10, có gần 94,6 triệu người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, chiếm 74,96% dân số nước này, trong đó 83,66 triệu người đã tiêm đủ hai mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. |
Nếu tính riêng nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên, tỷ lệ tiêm chủng ở Nhật Bản còn cao hơn nhiều. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêm chủng đối với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), chiếm khoảng 29,1% dân số Nhật Bản, lên tới 90% đối với những người tiêm đủ 2 mũi và 91,1% đối với người đã tiêm ít nhất một mũi.
Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả những người đủ điều kiện tiêm chủng muộn nhất là vào đầu tháng 11. Sau đó, Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine bổ sung vào tháng 12.
Bên cạnh một số nước thực hiện việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, một số nước châu Á khá thận trọng khi quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp để bảo vệ thành quả đạt được trong công tác phòng chống dịch thời gian qua.
Tại châu Âu, Anh và Nga đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Tình hình dịch bệnh tại Anh đang có dấu hiệu phức tạp khi nước liên tục ghi nhận số ca mắc mới tăng cao. Ngày 17/10, Anh ghi nhận 45.140 ca mắc mới, 57 ca tử vong và 915 ca nhập viện. Trong vòng 7 ngày qua, tỷ lệ ca mắc mới ở nước này đã tăng 15% lên gần 300.100 ca, trong khi số ca tử vong và nhập viện tăng lần lượt 8,5% và gần 7% lên 852 ca và 5.559 ca. So với các nước châu Âu, Anh ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm theo ngày cao hơn đáng kể, với 495 ca/1 triệu người, so với 137 ca/1 triệu người tại 27 nước Liên minh châu Âu (EU).
Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc COVID-19 cao tại Anh. Thứ nhất, Anh là quốc gia đầu tiên dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ ngày 19/7, sớm hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác.
Cùng ngày 18/10, Nga ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 34.325 ca - cao nhất từ trước tới nay. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đã lên tới 8.027.012 ca, trong khi số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi lên tới 224.310 ca sau khi ghi nhận thêm 998 ca trong 24h qua.
Giám đốc Cơ quan Dược phẩm Italy Nicola Magrini cho biết nước này đang tìm kiếm sự công nhận đối ứng đối với các loại vaccine phòng COVID-19 của Nga và Trung Quốc để mở rộng quyền tự do đi lại cho những người đã được tiêm những loại vaccine không được EU phê chuẩn.
Hiện tại, những người đã tiêm vaccine Sputnik V của Nga hoặc vaccine của Trung Quốc không có quyền nhận thẻ xanh COVID-19 tại Italy, điều gây ra vô số khó khăn cho những người nước ngoài làm việc tại nước này, nhất là sau khi thẻ xanh, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng, trở thành điều kiện bắt buộc để họ được đến nơi làm việc từ 15/10. Đại diện của các cơ quan y tế Italy đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết vấn đề này.
Tuần trước, Đại sứ Italy tại Moskva Giorgio Starace nói rằng Italy sẽ không công nhận Sputnik V ở cấp quốc gia nếu không có sự đồng ý của Liên minh châu Âu, nhưng sẽ làm mọi thứ có thể để đẩy nhanh các thủ tục công nhận vaccine của Nga trong các tổ chức châu Âu.
Tại châu Phi, một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy khoảng 7 ca mắc COVID-19 tại châu lục này thì chỉ có 1 ca được phát hiện. Điều này cho thấy số ca mắc trên thực tế cao hơn nhiều và nguyên nhân là năng lực xét nghiệm tại lục địa này còn hạn chế.
Theo phân tích của WHO, số ca mắc COVID-19 trên thực tế tại châu Phi có thể lên tới 60 triệu ca. Theo thống kê hiện nay, kể từ khi đại dịch bùng phát, châu Phi ghi nhận 8,4 triệu ca mắc, trong đó có 214.000 ca tử vong. Tuy vậy, tỷ lệ xét nghiệm tại lục địa này ở mức thấp so với các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo cho thấy kể từ khi đại dịch bùng phát, 70 triệu xét nghiệm COVID-19 đã được ghi nhận tại các nước châu Phi. chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 1,3 tỷ dân. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, khoảng 550 triệu xét nghiệm đã được tiến hành tại Mỹ, còn tại Anh số lượng xét nghiệm còn cao hơn khi cứ 1 người thì có hơn 4 xét nghiệm được tiến hành.
Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO tại châu Phi, chỉ rõ hầu hết các xét nghiệm COVID-19 đều được thực hiện ở những người có triệu chứng, song phần lớn các ca lây nhiễm là đều không có triệu chứng, do vậy những gì đang diễn ra mới chỉ phần nổi của tảng băng chìm. Theo ông, số ca tử vong tại châu Phi cũng không được thống kê đầy đủ. Báo cáo của WHO ước tính cứ 3 ca tử vong trên thực tế thì có 1 ca được thống kê chính thức.
Để khắc phục tình trạng này, WHO đã tiến hành một chương trình thí điểm nhằm năng cao năng lực giám sát dịch COVID-19. Chương trình này sẽ được triển khai tại 8 quốc gia và sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhằm phát hiện các ca mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Một khi phát hiện các ca dương tính, các nhà chức trách sẽ thực hiện "cách tiếp cận vòng tròn", tức là triển khai xét nghiệm đối với những người sinh sống trong vòng bán kính 100 m xung quanh ca mắc mới, nhờ đó có thể ngăn chặn dịch lan rộng.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 18/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.648 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 272.600 người.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây, ca tử vong nhìn chung giảm mạnh. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Brunei và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” chỉ ghi nhận trên 6.00 ca bệnh mới và có 47 ca tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh để phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Sittwe, bang Rakhine, Myanmar, ngày 1/6/2021. |
Diễn biến dịch cũng bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 18/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới cao thứ hai và ca tử vong cao nhất Đông Nam Á. Malaysia từng là điểm nóng, song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 6,133 ca mắc mới và 63 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Chỉ còn Thái Lan là vẫn đáng ngại, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 18/10 ghi nhận thêm trên 10.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 63 người, đứng thứ ba toàn khối.
Campuchia có xu thế dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 195 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 272.648 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 349 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,8 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 12 triệu trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.
Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (Sahpra) đã quyết định chưa phê duyệt vaccine Sputnik V do Nga phát triển để sử dụng ở đất nước Cầu Vồng, với lý do quan ngại về an toàn do tỷ lệ nhiễm HIV của Nam Phi.
Ngày 18/10 của Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi cho biết Sahpra tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V ngày 23/02/2021. Vaccine Sputnik V kết hợp hai cấu trúc véctơ virus gây bệnh đường hô hấp (Adenovirus) riêng biệt, một cấu trúc dựa trên Adenovirus Loại 26 (Ad26) và cấu trúc còn lại dựa trên Adenovirus Loại 5 (Ad5), đóng vai trò thúc đẩy hình thành kháng nguyên.
Đáp lại tuyên bố của Sahpra, Trung tâm Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya của Nga cho biết những lo ngại về mối liên quan giữa vaccine Sputnik V và sự lây nhiễm HIV là không có cơ sở. Theo đại diện của Trung tâm Gamaleya, Sahpra đã xác nhận rằng việc xem xét phê chuẩn Sputnik V vẫn tiếp tục.