【keo nha cai 5 top】Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tháp tùng Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Nhật Bản Michiko thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam có: Ngài Hirofumi Nakaosone,àvuavàHoànghậuNhậtBảnthămcấpNhànướctớiViệkeo nha cai 5 top Thượng nghị sĩ, Trưởng đoàn; Ngài Shinichiro Yamamoto, Trưởng ban Nội chính, Hoàng gia Nhật Bản; Ngài Chikao Kawai, Trưởng đội cận vệ cho Nhà vua; Ngài Yoshitaka Akimoto, Trưởng ban Nghi thức Hoàng gia; Ngài Hatsuhisa Takasima, Đại sứ, Thư ký báo chí của Nhà vua, Trợ lý đặc biệt của Bộ Ngoại giao Nhật Bản; Bà Noriko Ito, Trợ lý cao cấp của Hoàng hậu; Ông Yuji Fujiyama, Sĩ quan cận vệ cao cấp hoàng cung, Trưởng phòng cận vệ hoàng gia Nhật Bản; Ngài Kaoru Shimazaki, Đại sứ, Cục trưởng Cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao Nhật Bản; Ông Masato Ushijima, Cận vệ của Nhà vua; Bác sĩ Takashi Ichikura, Trưởng ban Y tế, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản; Ông Shinichi Asazuma, Cán bộ Ban Nghi thức Hoàng gia; Ông Mamoru Nomura, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản; Bà Takako Ito, Trợ lý Cục trưởng Cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao; Ông Tetsuji Miyamoto, Trưởng phòng Đông Nam Á 1, Bộ Ngoại giao; Giáo sư Yuriko Takahashi, Trợ lý của Hoàng hậu; Bà Sachiko Hibiya, Trợ lý của Hoàng hậu; Ông Daichi Yamada, Cận vệ của Nhà vua.
Nhà vua Akihito lên ngôi vào ngày 7 tháng 1 năm 1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà. Lễ lên ngôi của Nhà vua được tổ chức vào ngày 12 tháng 11 năm 1990 tại Hoàng cung với sự tham dự của đại diện từ 158 quốc gia. Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”.
Nhà vua Akihito ra đời vào ngày 23 tháng 12 năm 1933 mang đến niềm vui cho toàn thể dân tộc, là con trai trưởng của Nhà vua Showa và Hoàng hậu Kojun. Ngài có bốn chị gái, một em trai và một em gái.
Nhà vua học tiểu học và trung học tại Gakushuin, Trường Bộ Nội chính Hoàng Gia, sau trở thành cơ sở giáo dục tư thục. Trong thời kỳ chiến tranh, Ngài và các bạn đồng môn tiểu học được sơ tán khỏi Tokyo đến vùng nông thôn Nikko. Ngài lưu lại Nikko cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1945.
Năm 1952, Ngài vào học Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Gakushuin. Lễ thành nhân và Lễ tấn phong Hoàng Thái Tử của Ngài được tổ chức cùng năm. Ngay sau đó, Ngài chính thức bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình trên cương vị Hoàng Thái tử. Năm sau, Ngài thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên để tham dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, Vương quốc Anh, và đi thăm nhiều nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Ngài hoàn thành chương trình giáo dục đại học vào năm 1956.
Ngoài chương trình giáo dục chính thức, Hoàng Thái tử nhận được nhiều chương trình đào tạo đặc biệt về Lịch sử, Luật pháp Nhật Bản, và các lĩnh vực khác.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 1959, Hoàng Thái tử Akihito cưới cô Michiko Shoda, con gái của một doanh nhân xuất sắc. Tiến sỹ Shinzo Koizumi, người giám sát việc học tập của Hoàng Thái tử trong nhiều năm đã phát biểu về cuộc hôn nhân như sau: “Hoàng Thái tử đã chọn công nương, và chúng tôi cũng chọn nàng”.
Theo Luật Hoàng gia, Hội đồng Hoàng gia, đứng đầu là Thủ tướng hoàn toàn hài lòng về cuộc hôn nhân của Hoàng Thái tử. Cả nước vui mừng với lễ cưới truyền thống được tổ chức cùng dàn xe ngựa kéo lộng lẫy. Hơn 500.000 người đổ ra đường để chào mừng sự kiện này. Đó là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản.
Hoàng Thái tử Akihito, được sự hỗ trợ nhiệt tình và hết mình của Công nương Michiko, đã thực hiện nghĩa vụ của mình bằng một nguồn năng lượng tươi mới, ngoài việc tuân thủ trung thành truyền thống Hoàng gia còn mở ra nhiều lĩnh vực hoạt động mới phù hợp với vai trò của Hoàng Thái tử trong thời kỳ hiện đại.
Nhờ có sự thúc đẩy mạnh mẽ của Hoàng Thái tử, Cuộc Thi đấu Thể thao Quốc gia cho người khuyết tật được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1965, tạo cơ hội lớn cho người khuyết tật tham gia đầy đủ hơn vai trò của mình trong xã hội. Giải thưởng hàng năm cho hoạt động chăm sóc trẻ khuyết tật với sự hỗ trợ của Hoàng Thái tử cũng ra đời. Hoàng Thái tử và Công nương dành thời gian gặp gỡ tất cả các tình nguyện viên của Tổ chức Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản trước khi họ rời đất nước đi nhận nhiệm vụ tại các nước đang phát triển. Quỹ Học bổng Hoàng Thái Tử Akihito cũng được thành lập dành cho việc trao đổi sinh viên giữa Nhật Bản và Hawaii nơi có nhiều người Mỹ gốc Nhật sinh sống.
Hoàng Thái tử và Công nương trên cương vị của mình đã đi thăm 37 nước trên khắp thế giới trong hầu hết trường hợp thay mặt cho Nhà vua và Hoàng hậu. Ở các nước đến thăm, Hoàng Thái tử và Công nương đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự khiêm nhường và chân thành của mình.
Công nương Michiko sinh ngày 20 tháng 10 năm 1934, là con gái cả của doanh nhân Hidesabuto và Fumiko Shoda. Gia đình Shoda xuất sắc trong cả lĩnh vực kinh doanh và học thuật, hai thành viên trong dòng họ đã từng được nhận Huân chương Văn hóa, huân chương cao quý nhất của Nhà vua dành cho học giả và nghệ sỹ. Khi được biết Hoàng Thái tử lựa chọn con gái gia đình Shoda làm cô dâu, cả dân tộc vui mừng và ngưỡng mộ cách sống khiêm nhường và nghiêm túc của gia đình công nương.
Công nương học Trường tiểu học Futaba. Bà phải nghỉ học khi lên lớp bốn do cuộc sống tại Tokyo thời chiến tranh quá khó khăn. Bà quay trở lại Tokyo để hoàn thành việc học tập sau khi chiến tranh kết thúc. Sau đó, Bà vào học Trường Trung học Thánh Tâm ở Tokyo và thi đỗ vào khoa Văn học Anh, Trường Đại học Thánh Tâm. Trong những năm trung học, Bà được bầu làm Chủ tịch Hội sinh viên.
Nhiều bạn học của Bà nhớ lại, Bà nhận được sự tín nhiệm của bạn bè và luôn hỗ trợ tăng cường sự đoàn kết trong trường. Bà tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957.
Trên cương vị Công nương, Bà đã gặp gỡ nhiều người ở mọi tầng lớp và thấu hiểu những vấn để tồn tại trong xã hội. Với tính cách khiêm nhường và điềm đạm của mình, Bà đã từng nói rằng, là thành viên của Hoàng gia, Bà mong muốn mãi là một người quan tâm đến những gì xảy ra trong xã hội, theo dõi và quan tâm đến người dân, nhu cầu của người dân và luôn cầu nguyện cho hạnh phúc của muôn dân.
Hoàng Thái tử và Công nương đã tạo dựng được một gia đình hạnh phúc với ba người con, Hoàng tử Naruhito, Hoàng tử Fumihito và Công chúa Sayako. Khác với thông lệ tiền triều, Hoàng Thái tử và Công nương quyết định giữ các con bên mình. Mặc dù bận rộn, Công nương vẫn tự mình yêu thương chăm sóc các con. Sau này, Bà có nói về phương pháp nuôi dạy các con của mình như sau: “Tôi luôn xin tư vấn Nhà vua (lúc đó là Hoàng Thái tử) về mọi vấn đề và tôi rất biết ơn Ngài về những lời khuyên quý báu rút ra từ kinh nghiệm bản thân của Ngài rất hữu ích cho tôi”.
Như đã có lần Nhà vua nhắc đến trong một cuộc họp báo, Ngài luôn thể hiện tình yêu và quý trọng đối với người thân mà trên hết là cha mẹ mình. Nhà vua Showa và Hoàng hậu Kojun rất vui khi được Hoàng Thái tử, Công nương và các cháu đến thăm thường xuyên. Sau khi Nhà vua Showa băng hà, Hoàng hậu Michiko cùng Nhà vua Akihito vẫn luôn thăm vấn Hoàng hậu Kojun mỗi cuối tuần cho đến khi Hoàng hậu Kojun băng hà vào ngày 16 tháng 6 năm 2000.
Nhà vua thực hiện những hoạt động nhà nước được quy định trong Hiến pháp, như bổ nhiệm Thủ tướng và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, phê chuẩn việc bổ nhiệm các Bộ trưởng và các quan chức cấp cao khác, triệu tập Quốc hội, công bố luật và các điều ước, trao tặng tước hiệu, phê duyệt quốc thư trao cho các đại sứ Nhật đi nhiệm kỳ ở nước ngoài, đồng thời nhận trình quốc thư của các đại sứ nước ngoài đến Nhật Bản. Trong các vấn đề quốc sự, Nhà vua thực hiện các hoạt động dựa trên sự tư vấn và chấp thuận của Chính phủ.
Kể từ khi lên ngôi vào năm 1989, Nhà vua cùng với Hoàng hậu đã và đang thực hiện nhiều công việc chính thức liên quan đến ngôi vị của Nhà vua như một biểu tượng Quốc gia và đoàn kết dân tộc. Lễ kỷ niệm 20 năm Nhà vua lên ngôi được tổ chức vào năm 2009 với các hoạt động, sự kiện nhiều mầu sắc và sự tham gia của quần chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội. Với một tinh thần trách nhiệm, và sự ân cần với người dân, Nhà vua và Hoàng hậu bằng sự nồng ấm và phẩm giá của mình đã làm cho Hoàng gia trở nên gần gũi hơn với nhân dân.
Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm tất cả 47 tỉnh, thành và nhiều đảo ở vùng xa của Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu ít nhất có 3 chuyến đi ở trong nước một năm, tham gia Lễ hội thể thao quốc gia, Lễ hội Arbour (trồng cây), Hội nghị quốc gia vì sự phát triển vùng biển với nguồn lợi dồi dào. Trong các chuyến đi về địa phương, ngoài việc tiếp xúc với lãnh đạo cộng đồng, Nhà vua và Hoàng hậu còn đi thăm các cơ sở phúc lợi, văn hóa và công nghiệp để khích lệ tinh thần người dân địa phương. Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề phúc lợi, và đã đi thăm hơn 400 cơ sở phúc lợi dành cho trẻ em, người già và người khuyết tật trên khắp nước Nhật.
Nhà vua và Hoàng hậu còn đến thăm những vùng bị thiên tai tàn phá, an ủi các nạn nhân và động viên nhân viên cứu hộ. Ngài đi đến những vùng bị thiên tai ngay khi điều kiện cho phép, bằng mọi phương tiện có thể, dù là sáng sớm hay đã tối khuya. Nói về trận động đất sóng thần khủng khiếp năm 2011, làm hơn 20.000 người bị chết và mất tích, Nhà vua và Hoàng hậu đã đến thăm các trung tâm sơ tán, những nơi bị thiên tai phá hủy trong suốt 7 tuần liền từ tháng 3 đến tháng 5. Ở những nơi này, Nhà vua và Hoàng hậu chia sẽ nỗi mất mát với các nạn nhân thiên tai. Trong khi nhanh chóng đến nơi bị thiên tai, Nhà vua và Hoàng hậu còn theo dõi sát sao quá trình phục hồi của những vùng đất này trong nhiều năm về sau.
Kể từ khi lên ngôi, Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm chính thức 26 nước, trong tổng số 57 nước đã đặt chân đến.
Nhà vua và Hoàng hậu cũng sáng tác waka (một thể loại thơ cổ có xuất xứ từ Hợp tuyển thơ ca Manyoshu có từ thế kỷ thứ 8), một truyền thống lâu đời trong gia đình hoàng tộc. Nhà vua và Hoàng hậu lần đầu tiên cho ra mắt tập Tomoshibi (Ánh sáng), một tuyển tập waka, khi mà họ còn là Hoàng Thái tử và Công nương vào năm 1986, và để đáp lại yêu cầu tha thiết của người dân, tập Se-oto (Tiếng suối), một tuyển tập thơ waka của Hoàng hậu được xuất bản năm 1997.
Cứ tháng 1 hàng năm, Nhà vua cho tổ chức Lễ hội đọc thơ năm mới trong Hoàng cung. Tại đây, 10 bài thơ waka được chọn trong hơn 20.000 tác phẩm được công chúng sáng tác và đăng ký sẽ được ngâm thơ theo cách truyền thống, cùng với waka do Nhà vua, Hoàng hậu và các thành viên hoàng gia sáng tác.
Hàng năm, noi theo gương vua cha, Nhật Hoàng Showa, người đã khởi xướng việc này từ năm 1927, Nhà vua tự mình trồng và thu hoạch lúa, một loại cây truyền thống và chủ yếu ở Nhật Bản tại cánh đồng lúa trong Hoàng cung. Hoàng hậu nuôi tằm tại trung tâm nuôi tằm Hoàng cung với sự giúp đỡ của nhiều nhân lực.
Nhà vua và Hoàng hậu quan tâm rộng rãi đến những lĩnh vực nghiên cứu và văn hóa. Hàng năm họ tham gia lễ trao giải thưởng của Viện Hàn lâm và Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Họ thường tiếp đón các học giả, nghệ sĩ, là thành viên các Học viện, những người được nhận Huân chương Văn hóa tại Hoàng cung. Họ cũng tham gia nhiều buổi lễ trao giải thưởng khoa học cũng như các hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Nhật Bản.
Nhà vua rất quan tâm đến cuộc sống muôn loài trong thiên nhiên và công tác bảo tồn. Ngài đưa ra sáng kiến cho một dự án nghiên cứu, với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, soạn thảo những dữ liệu chính xác về cây cỏ, động vật trong khuôn viên Hoàng cung, gồm cả vườn Fukiage, thường không mở cửa cho tham quan. Tháng 5 năm 2007, Ngài quyết định lần đầu tiên mở cửa một phần vườn cho phép trẻ em và người lớn vào tham quan, chia sẻ vẻ đẹp thiên nhiên với nhân dân.
Nhiều năm qua, Nhà vua đã nghiên cứu phân loại các loại cá bống, một loại cá nhỏ sống ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà vua đã cho xuất bản 30 bài báo trên tạp chí của Hội từ năm 1963 đến 1989. Ngài cũng là một trong số những người đóng góp cho cuốn sách “Những loài cá tại quần đảo Nhật Bản” (số ra đầu tiên năm 1984), cuốn sách đầu tiên về các loài cá sống ở biển Nhật Bản có tranh minh họa. Ngài còn là Chủ tịch danh dự Hội thảo quốc tế lần 2 về các loài cá ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương năm 1985, và giới thiệu tài liệu mang tên “Một số đặc điểm hình thái học quan trọng của các loài cá Gobiid’, và sau này trở thành tài liệu của Hội thảo.
Mặc dù công việc rất bận rộn, Nhà vua vẫn cho xuất bản 2 bài báo đồng tác giả năm 2000. Ngài cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Các loài cá Nhật Bản và đặc điểm chính của các loài thông qua hình ảnh”, xuất bản lần thứ 3 năm 2013. Lần xuất bản thứ 2 là bằng tiếng Anh.
Với các tác phẩm trong lĩnh vực này, Ngài đã được Hội Linnean Luân Đôn mời trở thành thành viên năm 1980 và được bầu làm thành viên danh dự của Hội năm 1986. Ngài là thành viên Danh dự của Hội Động vật học Luân Đôn từ năm 1992, và Viện Nghiên cứu khoa học Tự nhiên Argentina từ năm 1997. Ngài cũng là Hội viên nghiên cứu của Bảo tàng Úc. Năm 1998, Ngài là người đầu tiên được nhận Huy chương Charles đệ nhị, do Hội Hoàng gia Luân Đôn trao tặng cho nguyên thủ các nước có đóng góp xuất sắc cho phát triển khoa học.
Nhà Vua rất quan tâm đến lịch sử Nhật Bản và thế giới. Theo như đề nghị của tạp chí Khoa học xuất bản số đặc biệt năm 1992 tại Nhật Bản, Ngài đã chấp bút bài tiểu luận “Những nhà khai phá khoa học đầu tiên tại Nhật Bản” nói về lịch sử khoa học thời sơ khai ở Nhật Bản sau khi người châu Âu đến quần đảo này.
Năm 1999, để kỷ niệm 10 năm Nhà vua lên ngôi, cuốn sách Michi (Con đường) được biên soạn và xuất bản, gồm tuyển tập các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn tại các cuộc họp báo và thơ waka của Nhà vua và Hoàng hậu. Năm 2009, phần tiếp theo của cuốn sách được xuất bản để kỷ niệm 20 năm ngày lên ngôi của Nhà vua.
Hoàng hậu Michiko quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật và đặc biệt hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Nhật Bản. Bà cũng duy trì mối quan tâm của mình đối với văn học thiếu nhi, và cũng đóng góp vào lĩnh vực này. Cuốn truyện tranh “Ngọn núi đầu tiên của tôi”, nội dung do Hoàng hậu sáng tác được xuất bản năm 1991. Bà cũng đóng góp vào lĩnh vực dịch thuật. Bà đã dịch 80 bài thơ của Michio Mado, được biết đến là nhà thơ của thiếu nhi.
Những bản dịch này đã được xuất bản. Nhờ có những bài thơ đã được Hoàng hậu dịch, Michio Mado đã được tặng giải thưởng văn học Hans Christian Ardersen của Ủy ban Quốc tế về Sách giành cho người trẻ tuổi (IBBY) năm 1994, trở thành người châu Á đầu tiên được nhận giải này. Tại đại hội lần thứ 26 của IBBY tại Ấn Độ năm 1998, Ban tổ chức IBBY mời Hoàng hậu gửi phát biểu chính thức thông qua video.
Trước nhiều lời đề nghị, bài phát biểu sau đó được xuất bản song ngữ với tiêu đề: “Xây dựng cầu nối - Hồi tưởng lại việc đọc sách thời thơ ấu”. Năm 2002, nhận lời mời của IBBY và thành phố Basel, Thụy Sỹ, Hoàng hậu đã tham gia Lễ kỷ niệm của Ban tổ chức tại Basel với tư cách là một trong 3 nhà bảo trợ và đã phát biểu chào mừng trong lễ khai mạc. Bài phát biểu được in trong tập “Từ Basel tới những người mang sách đến với trẻ em”.
Tháng 10 năm 2005, tập Ayume (Các bước đi), cuốn sách biên soạn những nhận xét của Nhà vua vào các dịp khác nhau, trả lời báo giới và thơ waka đã ra mắt. Quyển sách được in bằng 2 thứ tiếng, tiếng Nhật và tiếng Anh.
Hoàng hậu rất yêu thích âm nhạc. Bà chơi piano và là người đệm đàn rất ăn ý cho Nhà vua, người chơi cello và cho Hoàng Thái tử, người chơi viola và violon. Hoàng hậu cũng khuyến khích phát triển Gagaku, một loại hình ca múa cung đình cổ điển, thường xuyên có mặt tại các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ ca múa cung đình, một số người này là con cháu các nhà quý tộc trước kia./.
Theo dangcongsan.vn