Động thái của của Thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ Michael Horowitz cho biết,àBộTưphápMỹbịsờgáyvìđộngtháikhóhiểutrướcbầucửulsan hyundai đấu với incheon united cuộc điều tra lần này là nhằm trả lời cho những yêu cầu từ phía Quốc hội và người dân.
Cuộc điều tra sẽ xem xét nhiều vấn đề, trong đó có việc Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey tuyên bố mở lại cuộc điều tra bê bối thư tín của bà Hillary Clinton cuối tháng 10-2016.
Có hay không động cơ chính trị trong quyết định của FBI?
Ông Comey đã chịu nhiều chỉ trích rằng việc FBI mở lại cuộc điều tra email của bà Clinton có động cơ chính trị.
Mặc dù, FBI cuối cùng cũng tuyên bố kết thúc điều tra các email của bà Clinton trước cuộc bầu cử, đảng Dân chủ cho rằng thông báo của ông Comey ảnh hưởng đến quyết định của cử tri ngay trước thềm bầu cử, gây tổn hại nặng nề tới khả năng đắc cử của ứng viên Tổng thống Hillary Clinton.
Hãng tin AP dẫn lời Robby Mook, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton hoan nghênh việc Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ lật lại vụ việc này để những hành động tương tự không xảy ra lần nữa.
Ngày 12-1, Thượng nghị sĩ Dick Durbin, nhân vật số 2 của đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, vẫn xem hành động của ông Comey là không “công bằng, chuyên nghiệp hoặc phù hợp với các chính sách của FBI”.
Sự lựa chọn giữa hậu quả xấu và thảm họa.
Giám đốc FBI James Comey từng phải điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viên Mỹ về việc mở ra rồi lại đóng lại cuộc điều tra bê bối thư tín của bà Clinton trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống.
Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang Delaware Tom Carper cho biết: “Ông ấy đã giải thích với chúng tôi rằng ông phải đối mặt với 2 quyết định, một bên sẽ có hậu quả xấu và bên kia sẽ gây ra thảm họa. Ông ấy đã chọn điều ông ấy cho là ít gây hại hơn cho đất nước này.”
Về phần mình, Giám đốc FBI James Comey ra thông cáo cho biết ông hài lòng với việc Tổng thanh tra Bộ Tư pháp xem xét lại vấn đề này, đồng thời khẳng định FBI sẽ hợp tác đầy đủ với Tổng thanh tra của Bộ Tư pháp. Ông Comey bày tỏ hy vọng Tổng thanh tra Horowitz sẽ chia sẻ kết luận điều tra với công chúng bởi vì “mọi người đều có lợi từ những đánh giá thấu đáo và minh bạch liên quan tới vấn đề này”.
Nếu cuộc điều tra phát hiện bất cứ bằng chứng nào về việc FBI làm trái quy trình, các quan chức có liên quan sẽ bị kỷ luật.
Thực hư lý do FBI mở lại cuộc điều tra bà Clinton.
Ngày 28-10-2016, Giám đốc FBI James Comey đã gửi thư thông báo với Quốc hội Mỹ rằng những thư điện tử mới được phát hiện của bà Clinton có thể phục vụ cho cuộc điều tra của cơ quan này về việc bà sử dụng máy chủ hòm thư cá nhân khi còn là Ngoại trưởng.
Sau đó 2 ngày, FBI đã xin lục soát hàng nghìn bức thư điện tử của bà Clinton trong máy tính xách tay của cựu hạ nghị sỹ Anthony Weiner, chồng của bà Huma Abedin, thân tín hàng đầu của bà Clinton. Trong máy tính xách tay của ông có hàng nghìn lá tư điện tử của bà Clinton và bà Abedin. Tuy nhiên, FBI đã không phát hiện được manh mối nào và khép lại cuộc điều tra này một cách chóng vánh.
Phe Dân chủ đã chỉ trích Giám đốc FBI James Comey vì động thái này, cho rằng ông không cần thiết phải tuyên bố công bố rộng rãi việc bà Clinton bị điều tra trở lại khi mà FBI còn chưa biết những email mới có liên quan tới cuộc điều tra cũ hay không.
Cuộc điều tra lại sẽ không thiên vị.
Một phần khác trong cuộc điều tra của Tổng thanh tra Bộ Tư pháp cũng sẽ xem xét cuộc họp báo của Giám đốc FBI James Comey tháng 7-2016, trong đó ông tuyên bố FBI không khuyến nghị cáo buộc đối với bà Clinton vì việc sử dụng hệ thống email cá nhân khi còn làm Ngoại trưởng.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi đó còn là đối thủ của bà Clinton, đã chỉ trích gay gắt quyết định này, cho rằng điều đó gây nguy hiểm cho những bí mật quốc gia.
Việc xem xét cả những quyết định của FBI có lợi cho bà Clinton là nhằm khẳng định Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không thiên vị khi “sờ gáy” FBI và cả các quan chức nội bộ có liên quan.