【kết quả c2 đêm nay】Buôn lậu hàng chục nghìn tấn phế liệu, anh em ruột hầu tòa
Vi phạm nhập khẩu phế liệu: Bao nhiêu đối tượng đã bị khởi tố, bắt tạm giam? |
Phế liệu nhựa nhập khẩu do lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ tại cảng Hải Phòng năm 2018. Ảnh: Ngọc Linh. |
4 bị cáo bị xét xử gồm: Nguyễn Đức Trường, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại XNK Đức Đạt (Ninh Bình); Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh (Ninh Bình); Dương Văn Phương, nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu của DNTN sản xuất bao bì Trường Thịnh và Phạm Quốc Huy làm dịch vụ xuất nhập khẩu tự do.
Nhờ thành tích đấu tranh với vi phạm liên quan đến nhập khẩu phế liệu, Đội Điều tra hình sự- Đội 7 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Cũng với thành tích nêu trên, 3 cá nhân thuộc Đội Điều tra hình sự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, gồm: Ông Nghiêm Xuân Thọ- Đội trưởng; ông Nguyễn Văn Sỹ- công chức; ông Nguyễn Hồng Quang- công chức. |
Đáng chú ý, 2 bị cáo Nguyễn Đức Trường và Nguyễn Văn Sơn là anh em ruột.
Được biết, đây là các bị cáo liên quan đến vi phạm về nhập khẩu phế liệu được Tổng cục Hải quan phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) điều tra, phát hiện, khởi tố từ năm 2018.
Theo tư liệu của phóng viên, trước tình trạng vi phạm liên quan đến nhập khẩu phế liệu từ cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt là cơ quan Công an tăng cường điều tra, xử lý.
Căn cứ kết quả điều tra, năm 2018, cơ quan Hải quan đã khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại XNK Đức Đạt và Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh, đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Tiếp đó, căn cứ kết quả điều tra, cũng trong năm 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với nhiều đối tượng liên quan, trong đó có 4 bị cáo nêu trên.
Sau khi hoàn tất điều tra, C03 đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố các đối tượng vi phạm.
Ngày 25/12/2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có cáo trạng truy tố 4 bị can về tội “buôn lậu”, gồm: Nguyễn Đức Trường, Nguyễn Văn Sơn, Dương Văn Phương và Phạm Quốc Huy như đề cập ở trên.
Những vụ làm giả tài liệu, chứng từ nhập trái phép phế liệu gây chấn động (HQ Online) - Vụ việc Công ty CP Vĩnh Thành (Hưng Yên) có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả; quay vòng sử dụng ... |
Lỗ hổng quản lý phế liệu của ngành Tài nguyên và Môi trường (HQ Online) - Liên quan đến tình hình vi phạm trong nhập khẩu phế liệu, vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận ... |
Khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng nhập khẩu trái phép phế liệu (HQ Online)- Sau khi khởi tố vụ án hình sự, cơ quan Hải quan đã chuyển hồ sơ vụ án sang cơ quan Công an tiếp ... |
Theo cáo trạng, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, thời hạn 3 năm từ ngày cấp 18/8/2014 đến 18/8/2017.
Hết thời hạn trên, để tiếp tục nhập khẩu phế liệu, Sơn đã đồng ý để Trường và Phương sử dụng giấy tờ của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh do Sơn ký khống, chủ động liên hệ, tìm nguồn hàng, nhập khẩu trái phép hơn 25 triệu kg (25.000 tấn) nhựa phế liệu.
Để làm thủ tục thông quan các lô hàng nhựa phế liệu nhập khẩu, Trường và Phương đã chỉ đạo và trực tiếp làm giả “Thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình; “Xác nhận phong tỏa” của một số ngân hàng để làm thủ tục thông quan.
Ngoài việc làm giả các tài liệu trên, Phương còn là người trực tiếp lập khống các bộ hồ sơ, hợp đồng mua bán cho Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh với đối tác nước ngoài và cũng là người trực tiếp làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài.
Số nhựa phế liệu nhập khẩu trái phép trên, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh đã bán cho 11 doanh nghiệp trong nước, thu hơn 60,8 tỷ đồng; sau khi trừ thuế và các chi phí, thu lợi bất chính hơn 638 triệu đồng.
Trong vụ án này, Phạm Quốc Huy là người được Trường thuê trực tiếp chỉ đạo và điều hành việc thông quan cho các lô hàng nhựa phế liệu của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh tại các cảng phía nam. Đồng thời, Huy còn lợi dụng giấy tờ khống của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Bao bì Trường Thịnh để làm giả và chỉ đạo nhân viên lập khống hợp đồng, hóa đơn và sử dụng các tài liệu giả để làm thủ tục nhập khẩu trái phép nhựa phế liệu cho một số tổ chức và cá nhân có tổng khối lượng gần 32 triệu kg (32.000 tấn), trị giá hơn 72,6 tỷ đồng.