【tructiepbongda.com】Lấy đà hưởng "cỗ" RECP
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội: Tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô | |
Sắp diễn ra diễn đàn tái thiết kinh tế dưới góc độ văn hóa kinh doanh | |
Ký kết Hiệp định RCEP vào tháng 11 tới |
Ảnh minh họa: ST |
Đáng chú ý, về thực hiện lộ trình tự do hóa thuế quan của các bên, Việt Nam chào cho ASEAN là 90,3%; Australia và New Zealand là 89,6%; Nhật Bản và Hàn Quốc là 86,7%. Với Trung Quốc, Việt Nam chào tỷ lệ tự do hóa thuế quan là 85,6% (phù hợp với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định FTA ASEAN-Trung Quốc và chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, nhằm giảm tối đa khả năng tăng nhập siêu từ thị trường này khi thực thi Hiệp định RCEP).
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các nước đối tác chào cho Việt Nam tỷ lệ tự do hóa thuế quan cao hơn Việt Nam chào cho các nước đối tác tương ứng. Cụ thể, Australia xóa bỏ 92%; New Zealand xóa bỏ 91,4%; Nhật Bản xóa bỏ 90,4%; Hàn Quốc xóa bỏ 90,7% và Trung Quốc xóa bỏ 90,7%.
Một số chuyên gia khi trao đổi với phóng viên về Hiệp định này đã nhấn mạnh, Việt Nam đã có nhiều FTA song phương, đa phương với từng quốc gia hoặc nhiều quốc gia trong nhóm tham gia RCEP. Tuy nhiên, mức độ cam kết ưu đãi thuế quan của RCEP mạnh hơn tất cả hiệp định đã ký kết trước đó. Vì vậy, DN Việt có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn mức ưu đãi thuế quan có lợi nhất cho từng mặt hàng XK đến các quốc gia trong khối. Có thể khẳng định, RCEP mở ra cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa ổn định, dài lâu cho Việt Nam.
Ích lợi thấy rõ, song Hiệp định này không phải toàn "màu hồng". Nói như Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì, đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Vì vậy, khi Hiệp định RCEP đi vào hiệu lực thì sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng. Ngoài ra, hiện đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn NK, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn khá khiêm tốn.
Phân tích như vậy để thấy rằng, sau thời điểm hân hoan vì đã ký kết Hiệp định RCEP, các DN cần bắt tay ngay vào sự chuẩn bị kỹ càng, nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng tốt nhất "mâm cỗ" RCEP khi thực thi trong tương lai. Ngoài bắt đầu từ tìm hiểu nghiêm túc, am hiểu nội dung Hiệp định, những yếu tố thiết thực nhất giúp nâng cao sức cạnh tranh cho DN không có gì cao xa ngoài nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm; đầu tư nghiêm túc, "mạnh tay" hơn trong xây dựng thương hiệu sản phẩm...