【soi kèo changchun yatai】Câu lạc bộ PTD tạo đà cho nhà nông phát triển bền vững
Ông Võ Xuân Toan,ạcbộPTDtạođagravechonhagravenocircngphaacutettriểnbềnvữsoi kèo changchun yatai Chủ nhiệm CLB cho biết: Năm 2010, có 20 hộ nông dân tại ấp Dên Dên đã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện thành lập CLB PTD (có sự tham gia của người dân và cán bộ kỹ thuật thuộc Trạm Khuyến nông huyện) nhằm tìm kiếm và phát triển phương thức sản xuất mới phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Khi mới thành lập, CLB có 20 hộ với hơn 40 thành viên, thường xuyên nắm tình hình sản xuất của thành viên, liên hệ giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; tìm hiểu thông tin thị trường, kỹ thuật mới phổ biến cho thành viên. Phối hợp khuyến nông huyện tổ chức các điểm trình diễn, thử nghiệm, hội thảo, tập huấn phổ biến tiến bộ KHKT, tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất...
Thành viên câu lạc bộ thường xuyên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất
Qua 7 năm, CLB đã thu hút 30 hộ tham gia với tổng diện tích quản lý 108,5 ha, trong đó 45 ha cao su đang khai thác, 50,6 ha cao su kiến thiết, gần 10 ha điều, 3,1 ha tiêu, 17,5 ha mì xen canh... Mỗi năm, Ban chủ nhiệm phối hợp tổ chức 4-5 hội thảo đầu bờ để các hội viên tiếp cận KHKT, tổ chức thí nghiệm các mô hình đối ứng để so sánh năng suất của các loại cây trồng... Hằng năm, các thành viên còn đóng góp quỹ hỗ trợ thành viên khó khăn đầu tư phát triển sản xuất.
Thời gian đầu lập nghiệp, ông Võ Xuân Thoan (1964) gặp rất nhiều khó khăn do không có vốn, kiến thức trồng trọt còn hạn chế. Sau khi tham gia CLB, ông từng bước tháo gỡ khó khăn. Đến nay, ông đã áp dụng nghiêm ngặt quy trình KHKT vào 5 ha cao su và 1 sào tiêu. Ngoài bón phân vô cơ, ông bón phân hữu cơ, nhất là các loại phân vi sinh để cải tạo đất, nâng cao hàm lượng hữu cơ, giúp gia tăng mức độ hấp thụ dinh dưỡng cho cây. Không sử dụng phân chuồng chưa hoai... Những kỹ thuật này ông học tại các buổi hội thảo, tập huấn... do huyện, xã tổ chức. Với 2 ha cao su cho khai thác mỗi năm ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Ông Chu Văn Nhân (1964) tham gia CLB từ năm 2010, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ do cán bộ khuyến nông huyện tổ chức. Qua hội họp, ông được trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong chăm sóc cây trồng cũng như đầu ra sản phẩm. Lúc thiếu vốn, ông được Ban chủ nhiệm liên hệ mua phân bón trả chậm để đầu tư chăm sóc cao su, liên hệ các đại lý mua mủ với khối lượng lớn và không ép giá... nên ông khá yên tâm về đầu ra sản phẩm. Ông cho biết: Trước đây, do chưa áp dụng KHKT vào chăm sóc vườn tiêu nên năng suất chỉ đạt 2,5kg/nọc, đến nay năng suất đã tăng lên 4kg/nọc, mủ cao su cũng tăng cao. Với 3 ha cao su và 400 nọc tiêu đang cho thu hoạch, trừ chi phí gia đình ông thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhiều thành viên câu lạc bộ PTD đều cho rằng từ khi gắn bó với CLB, kinh tế gia đình khá lên rõ rệt, thu nhập tăng 15-20%. Hiện mỗi tháng CLB tổ chức họp một lần để thảo luận và đưa ra kinh nghiệm trồng, chăm sóc các loại cây, con; ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Để kịp thời nắm bắt được những phương pháp hay, hữu ích, Ban chủ nhiệm CLB PTD ấp Dên Dên thường xuyên mời cán bộ khuyến nông huyện, thị trấn cùng tham gia. Thành viên sẽ được cán bộ phổ biến kịp thời diễn biến dịch bệnh theo mùa vụ, phát sinh mới và cùng nhau trao đổi kiến thức phòng tránh; ai có mô hình hay, phương pháp tốt đưa ra cùng chia sẻ.
Ông Võ Xuân Toan, Chủ nhiệm CLB, cho biết thêm: “Tham gia CLB, nông dân đóng vai trò làm chủ trong tất cả các khâu. Các thành viên được cán bộ khuyến nông truyền đạt KHKT tiên tiến, tiếp cận công nghệ mới vào sản xuất vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bảo đảm sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cách làm này đã nâng cao sự phối hợp giữa nông dân, khuyến nông viên và doanh nghiệp. Nhiều nông dân có ít đất sản xuất giờ đã biết trồng cây, nuôi con phù hợp với điều kiện thực tế và áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống”.
Khắc Bảy