您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【kết quả các trận đấu đêm nay】4 nhóm chính sách tạo sức bật cho xuất nhập khẩu

Empire7772025-01-11 01:34:33【Cúp C2】3人已围观

简介Xuất nhập khẩu có nhóm hàng đầu tiên đạt quy mô 100 tỷ USDỔn định tỷ giá, tạo đà cho xuất nhập khẩuC kết quả các trận đấu đêm nay

Xuất nhập khẩu có nhóm hàng đầu tiên đạt quy mô 100 tỷ USD
Ổn định tỷ giá,ómchínhsáchtạosứcbậtchoxuấtnhậpkhẩkết quả các trận đấu đêm nay tạo đà cho xuất nhập khẩu
Chính sách hải quan góp phần đảm bảo dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)
TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Năm nay, XNK lần đầu tiên vượt mốc 600 tỷ USD. Bên cạnh gia tăng quy mô, ông đánh giá như thế nào về các kết quả nổi bật mà XNK Việt Nam đạt được suốt thời gian qua?

Bên cạnh gia tăng quy mô, XNK Việt Nam còn đạt được rất nhiều kết quả nổi bật khác.

Thứ nhất, Việt Nam ngày càng đa dạng hoá các mặt hàng XNK. Sau khi đổi mới vài năm, Việt Nam vẫn chỉ XK một vài mặt hàng như gạo, một số đồ thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp gần như không XK. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam đã XK được trăm hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn sản phẩm nếu xét theo xếp hạng mã HS.

Thứ hai, Việt Nam hiện thuộc nhóm XK đứng đầu thế giới với nhiều nhóm sản phẩm, điển hình như gạo, cà phê, hạt điều, dệt may, da giày, đồ gỗ…

Thứ ba, càng ngày Việt Nam càng cải thiện cơ cấu hàng XK theo hướng tích cực, giảm XK thô. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo XK năm 2020 là 86%.

Ngoài ra, một kết quả nổi bật nữa là XK bình quân trên đầu người của Việt Nam hiện nay rất cao, từ khoảng vài chục USD/người năm 1986 lên 3.000 USD/người năm 2020.

Sự đổi thay, hoàn thiện về các chính sách liên quan tới XNK có phải là nguyên nhân mấu chốt giúp XNK Việt Nam có bước tăng trưởng ấn tượng như thời gian qua không, thưa ông?

Việt Nam đã đặt ra chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng trưởng XK. Để làm được điều đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện đồng bộ hàng loạt chính sách, có thể chia ra 4 nhóm chính sách lớn.

(1) Tự do hoá thương mại trong nước.

Trước đây, ngoại thương là do Nhà nước độc quyền, chỉ một vài DN do Nhà nước chỉ định được phép XK hoặc NK. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển từ nền ngoại thương do Nhà nước độc quyền sang trao quyền kinh doanh XNK cho mọi DN tham gia.

Cùng với đó, từ năm 1986, Việt Nam từng bước bãi bỏ hoặc hạ thấp hầu hết thuế XK, chỉ duy trì vài loại là thuế với một số loại khoáng sản.

Riêng với hàng rào thuế NK, Việt Nam cũng hạ thấp. Ban đầu, Việt Nam tự hạ thấp hàng rào thuế quan, sau đó hạ thấp theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cũng đơn giản hoá rất nhiều thủ tục XNK. Một điểm nữa liên quan đến chính sách tự do hoá thương mại trong nước là Việt Nam chuyển từ chế độ tỷ giá ngoại tệ cố định sang linh hoạt có kiểm soát.

Tất cả nhóm chính sách tự do hoá thương mại thực hiện trong nước đã tạo điều kiện rất mạnh mẽ cho các DN tham gia XNK.

(2) Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Độ mở của nền kinh tế quá lớn cũng tạo nhiều rủi ro
4 nhóm chính sách tạo sức bật cho xuất nhập khẩu

Thời gian qua, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng nhanh, hiện đã ở mức cao làm cho độ mở của nền kinh tế cũng gia tăng tương ứng (trên 200% và đang có xu hướng tăng nhanh). Độ mở cửa lớn, phụ thuộc lớn và bất cân xứng vào một số ít đối tác, nhất là Trung Quốc và Mỹ đang và sẽ tạo thêm nhiều rủi ro phức tạp, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu kém, dễ bị tổn thương trước tác các động bất lợi từ bên ngoài. Để khắc phục các điểm bất lợi của thực trạng mở cửa quá mức nền kinh tế, thể chế kinh tế phải cải cách và thay đổi cơ bản theo hướng khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh, bền vững khu vực kinh tế trong nước, trước hết là kinh tế tư nhân; đồng thời thu hút được FDI (quy mô lớn) trực tiếp từ Mỹ và EU.

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tham gia vào rất nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, Việt Nam bắt đầu tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Sau đó năm 1998 Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á (APEC); năm 2007 tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Việc tham gia các tổ chức này tạo thuận lợi rất nhiều cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại.

Điểm thứ hai là Việt Nam đã mạnh dạn ký kết hàng loạt các FTA và Hiệp định thương mại song phương (BTA). Trong số đó, hiệp định quan trọng nhất giúp thúc đẩy XNK mạnh mẽ là BTA với Mỹ năm 2000. Đây là hiệp định đưa Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Sau đó, Việt Nam tiếp tục ký kết, tham gia 16 FTA với các đối tác khác. Những FTA quan trọng, điển hình góp phần thúc đẩy XNK của Việt Nam là ASEAN-Trung Quốc; Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Một điểm nữa trong chính sách thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế là Việt Nam đã mở cửa mạnh mẽ cho FDI.

(3) Nâng cấp cơ sở hạ tầng mềm.

Đây là những cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi phát triển các DN trong nước, nhất là những DN tham gia XK. Chính sách được thể hiện ở việc đơn giản hoá thủ tục cho DN tham gia thị trường; liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư; cắt giảm nhiều thủ tục hành chính; đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ DN hoạt động.

(4) Nâng cấp cơ sở hạ tầng cứng.

Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ để nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, giao thông, điện, nước, viễn thông, logistics (bến cảng, kho bãi…)…

Thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, cải cách thể chế, hiện đại hóa hải quan…, góp phần quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Quan điểm của ông như thế nào?

Trong những năm qua, ngành Hải quan đã thực hiện rất nhiều nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Cụ thể, ngành Hải quan đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan; tham gia hội nhập với hải quan quốc tế. Ngành Hải quan cũng mạnh mẽ cải cách thể chế, hiện đại hoá trong các hoạt động nghiệp vụ. Trước đây, thời gian làm thủ tục thông quan rất lâu, làm bằng giấy, nay thủ tục hải quan là làm tờ khai điện tử, thực hiện 24/7. Việt Nam cũng đã thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN… DN ngồi tại nhà cũng có thể làm thủ tục đã giúp các DN rất thuận lợi, giảm nhiều chi phí…

Nhìn chung, tất cả nỗ lực của ngành Hải quan đã giúp DN XNK thuận lợi rất nhiều, giúp giảm mạnh thời gian thông quan kể cả với XK hay NK, tất nhiên vẫn cần cải cách mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Theo ông, đâu là các giải pháp căn cơ giúp XNK của Việt Nam tăng trưởng ổn định, bền vững, đặc biệt là xuất siêu bền vững hơn trong thời gian tới?

Việt Nam phải chuyển từ tăng trưởng XK về lượng như hiện nay sang tăng trưởng về chất. Ví dụ, thay vì đặt ra mục tiêu tăng trưởng XK bao nhiêu phần trăm mỗi năm chuyển sang đặt ra mục tiêu mỗi năm tăng trưởng bao nhiêu phần trăm về giá trị giá tăng… Bên cạnh đó, hiện tăng trưởng XK chủ yếu dựa vào DN FDI cũng là điều cần thay đổi, chuyển sang dựa vào DN trong nước; phải nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh hàng XK bằng cách chuyển từ nền kinh tế gia công, XK sang sản xuất các sản phẩm XK có hàm lượng công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá cao...

Xin cảm ơn ông!

很赞哦!(8)