【lịch sử đối đầu arsenal vs tottenham】Xuất cấp gạo dự trữ hỗ trợ cho học sinh nghèo: Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng

gao

Chính sách hỗ trợ gạo dự trữ đã khuyến khích các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường và vươn lên trong học tập.

Chính sách hỗ trợ bằng nguồn gạo dự trữ quốc gia cho học sinh được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực đối với các em học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường,ấtcấpgạodựtrữhỗtrợchohọcsinhnghèoThựchiệnkịpthờiđúngđốitượlịch sử đối đầu arsenal vs tottenham các em học sinh và các thầy cô giáo yên tâm học tập, giảng dạy. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, trong học kỳ I năm học mới 2020 - 2021 sẽ xuất cấp 37.373 tấn gạo hỗ trợ cho các học sinh nghèo và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn của 45 tỉnh, thành phố.

Khuyến khích học sinh đến trường

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với các em học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi; nơi có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, nhà ở xa trường... Để tạo điều kiện giúp các em học sinh được đến trường, ngoài các chính sách hỗ trợ khác, việc Chính phủ ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ học sinh theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 đã góp phần động viên, khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đến trường và vươn lên trong học tập, tỷ lệ học sinh đến trường ngày một tăng cao, số lượng học sinh bỏ học giảm so với các năm trước chưa được hỗ trợ. Ngoài ra, thông qua chính sách hỗ trợ gạo cho các em học sinh đã góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình, các cấp chính quyền địa phương, góp phần ổn định, phát triển kinh tế và đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Trong năm học 2019 - 2020, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành xuất cấp trên 71.209 tấn gạo hỗ trợ cho khoảng 544.000 học sinh của 45 tỉnh, thành phố (trong đó học kỳ I là 37.732 tấn; học kỳ II là 33.477 tấn gạo).


Ông Phạm Việt Hà – Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý hàng cho biết, công tác xuất gạo hỗ trợ học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao cho ngành Dự trữ Nhà nước (DTNN). Với nhận thức đó, nhiều năm qua, tập thể và cán bộ, công chức ngành đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phối hợp đồng bộ, không kể ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn, tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương triển khai xuất đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, kịp thời hỗ trợ cho các em học sinh trong năm học. Kết quả, trong năm học 2019 -2020, Tổng cục DTNN đã hoàn thành xuất cấp trên 71.209 tấn gạo hỗ trợ cho khoảng 544.000 học sinh của 45 tỉnh, thành phố (trong đó học kỳ I là 37.732 tấn; học kỳ II là 33.477 tấn gạo).

Tuy nhiên, công tác hỗ trợ gạo cho học sinh vẫn còn một số tồn tại hạn chế; một số địa phương thực hiện báo cáo đối tượng thụ hưởng chính sách còn chậm so với thời gian yêu cầu. Trong học kỳ II năm học 2019 - 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các tỉnh phải thực hiện cách ly giãn cách xã hội, dừng hoạt động dạy học, học sinh không đến trường trong một thời gian dài nên một số địa phương có số học sinh bỏ học, chuyển trường nhiều do đó các tỉnh phải rà soát, điều chỉnh (giảm hoặc tăng) số lượng gạo tiếp nhận dẫn đến thời gian giao nhận gạo hỗ trợ kéo dài.

Ngoài ra do điều kiện cơ sở vật chất tại một số trường còn khó khăn, không có kho bảo quản gạo chuyên dụng, riêng biệt mà chủ yếu tận dụng phòng giáo viên, phòng học, lán tạm để bảo quản, lưu giữ gạo nấu ăn cho các em học sinh; Có trường chưa có đủ nhà bán trú, bếp nấu ăn cho học sinh, chủ yếu học sinh vẫn phải đi ở nhờ, trọ khu gần trường ảnh hưởng đến công tác quản lý học sinh và lưu giữ bảo quản gạo hỗ trợ.

Gấp rút triển khai xuất cấp gạo năm học mới

Ông Phạm Việt Hà cho biết, căn cứ vào đề nghị hỗ trợ gạo của các địa phương năm học 2020 - 2021, trên cơ sở tổng hợp kế hoạch đề nghị hỗ trợ gạo của các địa phương, Tổng cục DTNN trình Bộ Tài chính ban hành quyết định xuất cấp trên 37.373 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia (DTQG) để kịp thời hỗ trợ cho khoảng trên 555.000 học sinh trong học kỳ I năm học mới 2020 – 2021 ngay từ ngày đầu khai giảng năm học mới; thời gian thực hiện xuất cấp từ ngày 1/9/2020 đến hết ngày 30/11/2020.

Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các cục DTNN khu vực thực hiện việc xuất cấp gạo cho các địa phương bảo đảm nguyên tắc: kịp thời, đủ số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian, kế hoạch tiếp nhận của UBND các tỉnh. Trường hợp nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương phát sinh cao hơn so với số lượng gạo Bộ Tài chính đã quyết định, địa phương kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Tài chính để có kế hoạch cấp bổ sung; trường hợp, nhu cầu hỗ trợ thực tế thấp hơn so với số lượng gạo Bộ Tài chính đã quyết định thì địa phương tiếp nhận theo nhu cầu thực tế của địa phương.

Ông Phạm Việt Hà cũng cho biết, gạo DTQG khi xuất cấp cho học sinh đều bảo đảm chất lượng theo quy định. Trước và trong quá trình xuất cấp, gạo đều được kiểm tra kỹ theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia. Ở mỗi điểm giao nhận, các bên đều trực tiếp lấy mẫu gạo để đánh giá chất lượng kiểm tra thực tế các bao gạo giao nhận, trên cơ sở đó các đơn vị DTQG tiến hành lập biên bản giao nhận với địa phương. Đồng thời, Tổng cục DTNN sẽ tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng gạo DTQG hỗ trợ cho học sinh tại các địa phương; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng, mục đích và quy định của pháp luật.

Tiếp nhận gạo theo nhu cầu thực tế của địa phương


Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chỉ đạo các cục dự trữ khu vực thực hiện việc xuất cấp gạo cho các địa phương bảo đảm nguyên tắc: kịp thời, đủ số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian, kế hoạch tiếp nhận của UBND các tỉnh. Trường hợp nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương phát sinh cao hơn so với số lượng gạo Bộ Tài chính đã quyết định, địa phương kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Tài chính để có kế hoạch cấp bổ sung; trường hợp, nhu cầu hỗ trợ thực tế thấp hơn so với số lượng gạo Bộ Tài chính đã quyết định thì địa phương tiếp nhận theo nhu cầu thực tế của địa phương.

PV