Một gia đình gốc Huế ở Mỹ gói bánh tét ăn tết
“Đêm 30 Tết,ườiHuếởhảingoạiđóntếtlặnglẽdoảnhhưởngdịbảng xếp hạng egypt premier league tụi mình chỉ làm một bữa tiệc nhỏ trong kí túc xá cùng một vài người Việt. Tất cả diễn ra nhẹ nhàng với một vài món ăn truyền thống làm vội”, Phan Bảo Trân (27 tuổi) hiện đang theo học thạc sĩ ở Mito, Ibaraki (Nhật Bản) chia sẻ. Năm thứ 4 theo học ở xứ sở mặt trời mọc, nhưng đây là năm đầu tiên cô gái Huế này không thể trở về đón Tết Nguyên đán do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thay vì thời điểm này như mọi năm sẽ áo lụa thướt tha du xuân ở những ngôi chùa, thăm bà con nội ngoại, tết năm nay cô chỉ biết gọi facetime về gia đình để chúc tết cùng với những lời hỏi thăm liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành. “Mọi người trong gia đình khá lo lắng khi liên tiếp đọc các thông tin ca bệnh ở Nhật Bản. Mình phải chờ tình hình dịch bệnh ổn mới có thể hồi hương”, Trân tâm tình.
Mắc kẹt lại Nhật Bản, Trân cùng nhóm bạn cùng cảnh ngộ tổ chức làm một vài món để vơi đi cảm giác nhớ nhà, nhớ Tết truyền thống. Mỗi người một món, riêng Trân cũng không quên “khoe” đặc sản bún bò Huế để vừa chiêu đãi, vừa quảng bá văn hoá ẩm thực đến với những đồng hương Việt xa xứ. Vừa ăn, mọi người tranh thủ gửi lời chúc tết và trấn an, tự bảo vệ mình trong thời kỳ khó khăn này.
Mâm cúng của một gia đình người Huế ở Mỹ
Từ nước Mỹ xa xôi, gia đình chị Minh Phượng – người gốc Huế hiện đang sống ở Mount Dora, Florida cũng nói rằng, không khí tết rất ảm đạm. Thay vì như mọi năm, các gia đình, bà con người Huế sẽ tổ chức ăn tết với nhau, đi lễ chùa đầu năm… thì năm nay phần đông ở nhà, tuân thủ yêu cầu hạn chế đi lại của chính quyền sở tại.
Tuy nhiên, gia đình chị vẫn dành thời gian làm mâm cơm cúng tổ tiên, trang hoàng tết trong nhà để giúp con cái hiểu, giữ được nét văn hoá của quê hương. “Tôi cũng làm một cành hoa mai giả, trang trí mâm ngũ quả, làm bánh tét cùng một vài loại bánh trái đặc trưng xứ Huế… để cả nhà quây quần bên nhau. Mùng 1 Tết, vợ chồng tôi nhận lời chúc tết từ con, sau đó lì xì, mừng tuổi lại chúng nó”, chị Phượng kể.
Trong khi đó, với những người Huế đang sống tại Úc, năm nay “may mắn” hơn bởi tình hình dịch bệnh ở đây tạm ổn. Anh Lê Xuân Quang đang sống và làm việc ở Queensland, Úc nói rằng, tình hình dịch bệnh năm nay cơ bản kiểm soát tốt. Vì thế, chàng trai 36 tuổi quê gốc Lộc An, Phú Lộc cùng nhiều bạn bè có thể ra ngoài mua sắm bánh mứt, ghé thăm một vài gia đình thân quen nhưng phải đảm bảo các quy tắc chống dịch.
“Dù không xôm tụ như mọi năm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng vẫn vui. Có thể mua sắm, tổ chức ăn uống, vui chơi tết với nhau trong phạm vi nhỏ cũng đã là điều đáng mừng. Hy vọng năm nay, dịch bệnh sẽ được kiểm soát để mình và nhiều bà con có thể thoải mái hồi hương, đón tết trên quê nhà vào năm sau”, anh Quang ước mong và không quên gửi lời chúc đến bà con, người thân năm mới an lành ở Việt Nam.
Một người, mỗi cảnh, tất bật với cuộc sống ở nơi xa xứ, trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Nhưng dù đi đâu, trong tâm thức của những người Huế thì Tết Nguyên đán cũng là thời khắc vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Ít nhiều gì, họ vẫn giữ cho mình được những giá trị văn hoá truyền thống như một cách nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương.
NHẬT MINH