Empire777

Ứng dụng CNTT phù hợp với tốc độ tăng trưởng quốc giaTrong năm 2017, điểm nhấn của công tác ứng dụng kết quả bóng đá nhà nghề mỹ

【kết quả bóng đá nhà nghề mỹ】Ngành tài chính: Ứng dụng CNTT để tăng cường quản lý rủi ro

nganh tai chinh ung dung cntt de tang cuong quan ly rui ro

Ứng dụng CNTT phù hợp với tốc độ tăng trưởng quốc gia

Trong năm 2017,ànhtàichínhỨngdụngCNTTđểtăngcườngquảnlýrủkết quả bóng đá nhà nghề mỹ điểm nhấn của công tác ứng dụng CNTT là việc Bộ Tài chính đã thực hiện hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong quý III/2017, cơ quan Thuế đã hỗ trợ cho hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế tại Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 20/8, tổng số hóa đơn điện tử có mã xác thực hơn 4,9 triệu hóa đơn, với tổng doanh thu đã xác thực lên tới 41,3 nghìn tỷ đồng, tổng số thuế đã xác thực trên 2,6 nghìn tỷ đồng. Tính từ thời gian thí điểm đến tháng 10/2017, đã có có 6.800 DN đăng ký tham gia dịch vụ hoàn thuế điện tử. Ngành Thuế đã giải quyết 3.610 hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn theo phương thức này là 20.282 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC) cho biết, trong quý III/2017 đã triển khai 933 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 263 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 339 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 85 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 246 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đến tháng 8/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 39 thủ tục hành chính của 10 bộ, ngành đã thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hơn 478,8 nghìn bộ hồ sơ, hơn 13,6 nghìn doanh nghiệp tham gia.

Hiện Bộ Tài chính cũng đang xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương và đang hoàn thiện đề án đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử…

Nói về công tác ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính nhằm quản lý rủi ro, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT cho biết, FPT là một trong những đối tác của ngành Tài chính công trong lĩnh vực ứng dụng CNTT với hầu hết các hệ thống CNTT cốt lõi cho các đơn vị như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước...

Hệ thống phần mềm tiêu biểu hiện FPT đang triển khai là hệ thống Quản lý thuế TMS. Hệ thống này đang quản lý khoảng 40 triệu người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. “Đến nay khoảng 99% DN đã thực hiện khai thuế điện tử và hơn 90% DN đăng ký nộp thuế điện tử; Triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố với số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia đạt 95,31%, và số lượng doanh nghiệp thực tế sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đạt trên 80%; Số giờ nộp thuế của Việt Nam đã giảm từ mức 537 giờ/năm, xuống còn 117 giờ/năm” – ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, việc triển khai, ứng dụng CNTT đã góp phần giúp ngành Thuế trở thành đơn vị giữ vị trí hàng đầu về cải cách thủ tục hành chính tại quốc gia và trong khu vực.

Bên cạnh đó, hệ thống thông quan điện tử, hệ thống quản lý rủi ro… do FPT triển khai đã góp phần giúp Tổng cục Hải quan thay thế gần như hoàn toàn nghiệp vụ thông quan thủ công, đáp ứng các nghiệp vụ cốt lõi phục vụ thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống phục vụ hơn 3.000 người sử dụng thường xuyên thuộc Tổng cục Hải quan, 34 cục Hải quan và hơn 300 chi cục trên toàn quốc.

Với sự hỗ trợ từ hệ thống phần mềm, thủ tục hải quan điện tử được thực hiện trên nền tảng quản lý rủi ro góp phần giúp ngành Hải quan thực hiện thành công việc cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí xã hội, tăng hiệu quả quản lý và nâng cao hình ảnh ngành Hải quan đối với xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), ông Tuấn cho biết, với vai trò là nhà thầu trong nước duy nhất tham gia dự án, FPT đã tham gia thực hiện toàn bộ các giai đoạn của dự án và đóng vai trò chính trong công tác triển khai diện rộng dự án đến gần gần 2.000 đơn vị tham gia vận hành và đào tạo cho gần 15.000 cán bộ làm công tác tài chính tham gia vào khai thác hệ thống TABMIS.

Theo ông Tuấn, việc ứng dụng CNTT sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá, sàng lọc những doanh nghiệp có nguy cơ cao có hành vi gian lận hay những vi phạm khác...

Những thách thức khi chuyển đổi phương pháp công nghệ mới

Chia sẻ về những lợi ích khi ứng dụng cách mạng công nghệ ở các nước trên thế giới, ông Steven Furst, Giám đốc chiến lược và kiến trúc, Khối khách hàng Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước FPT IS cho biết, việc ứng dụng CNTT đã giúp cho các nước thu thập được các dữ liệu hàng ngày, qua đó phân tích kịp thời và đưa ra các trải nghiệm, cải thiện nhất định để nâng cao cung cấp dịch vụ của các DN, tài chế. Và đây là những bài học mà Việt Nam có thể học tập để thấy CNTT, các ứng dụng của công nghệ hiện tại giúp chúng ta xử lý, phân tích khối lượng dữ liệu rất lớn mà chúng ta có.

“Hiện lĩnh vực tài chính của Việt Nam, cụ thể là việc thu thuế đang đối mặt với không ít thách thức. Đó là những hành vi không tuân thủ như: Kinh doanh không có hóa đơn, không đăng ký địa chỉ cố định, không thanh toán tiền mặt… Các phương pháp hạn chế rủi ro, an ninh xuất nhập khẩu theo cách truyền thống đã hoạt động rất tốt trong quá khứ, nhưng ngày nay chưa theo kịp với những mối đe dọa mà chúng ta đang gặp phải. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đang phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện việc tích hợp ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động phân tích dữ liệu hàng ngày” – ông Steven nói.

Đề cập đến vấn đề này, ông Phạm Minh Tuấn cho rằng, tại Việt Nam, việc khó khăn khi chuyển đổi, thực hiện phương pháp công nghệ mới diễn ra ở nhiều khu vực, ngành nghề chứ không riêng gì tài sản công. Theo đó, để ứng dụng công nghệ nhằm quản lý các rủi ro, chúng ta phải thay đổi cách làm, chấp nhận những dữ liệu dựa trên thực tiễn. Từ thực tiễn đó sẽ sàng lọc được những đối tượng nghi ngờ, sau đó mới áp dụng những quy định truyền thống để phát hiện các doanh nghiệp đó có thực sự rủi ro hay không.

Ngoài ra, cũng theo ông Tuấn, để tăng cường quản lý rủi ro, Bộ Tài chính cần thành lập tổ chuyên gia. Khi máy tính đưa ra khuyến nghị, các chuyên gia sẽ rà soát, chốt lại và đánh giá đúng - sai. “Công nghệ sẽ hỗ trợ chúng ta kiểm soát gian lận, giảm lãng phí năng lực đối với việc nhận diện sai, gia tăng trải nghiệm của khách hàng cũng như giúp chúng ta phân bổ nguồn lực tốt hơn. CNTT với việc phân tích dữ liệu sẽ giúp chúng ta giải quyết những vướng mắc mà trước đây không thể giải quyết bằng những thủ tục hành chính. Và quan trọng nhất, việc ứng dụng CNTT sẽ giúp nhà nước tăng thu ngân sách…” – ông Tuấn nhấn mạnh.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap