【soi keo nha cai 5】Sẽ thoái vốn 80 DNNN trong 2 tháng cuối năm 2017

v

Vinamilk là DN có tỷ trọng vốn lớn nhất trong danh mục hiện tại của SCIC. Ảnh minh họa

Đến tháng 11,ẽthoáivốnDNNNtrongthángcuốinăsoi keo nha cai 5 mới thoái vốn được hơn 30 DN

Theo ông Long, sau 11 năm thành lập, SCIC đã tiếp nhận tổng số 1.027 DN. Trong đó có các DN lớn bao gồm các tổng công ty nhà nước như Vinaconex, Vinamilk, Bảo Minh, FPT…, và cả những công ty chưa thực hiện cổ phần hóa bao gồm các công ty TNHH một thành viên nhà nước, với tổng số 34 công ty.

Sau 11 năm, trong 1.027 DN, SCIC đã thoái vốn tại 975 DN, giá trị thu về là 27.473 tỷ đồng, giá trị thu được từ giá bán so với giá vốn là 3,4 lần.

Đối với các công ty TNHH một thành viên nhà nước, tính đến nay đã tái cơ cấu, sắp xếp đối với 29/34 DN. Hiện tại còn 5 DN là công ty TNHH một thành viên sẽ thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp trong giai đoạn 2017-2020.

Sau quá trình thoái vốn như vậy, hiện tại, danh mục của SCIC chỉ còn lại hơn 140 DN. Toàn bộ những DN này SCIC sẽ thực hiện thoái vốn toàn bộ trong giai đoạn 2017-2020. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về danh mục thoái vốn đến năm 2020 thì danh mục này có 132 DN, theo lộ trình từng năm. Đối với lộ trình từng năm thì SCIC sẽ thực hiện công bố ngay từ đầu năm đến các nhà đầu tư sau khi được phê duyệt về danh mục thoái vốn.

Một số các danh mục thoái vốn tiêu biểu sẽ thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 như: Vinamilk, Tổng công ty dầu Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, Tập đoàn Bảo Việt, Bảo Minh, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Vinaconex, CTCP nhựa Tiền Phong, CTCP nhựa Bình Minh, Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco...

Số lượng thoái vốn tại 132 DN trong cả giai đoạn tương ứng với giá trị khoảng 13.500 tỷ đồng. Đồng thời, sẽ thực hiện cổ phần hóa sắp xếp tiếp tại 5 DN là công ty TNHH một thành viên. Số khoảng 100 DN còn lại sẽ thoái vốn trong giai đoạn tới.

Riêng đối với năm 2017, theo kế hoạch sẽ thực hiện thoái vốn 114 - 115 DN trên tổng số 132 DN sẽ thực hiện thoái vốn của cả giai đoạn. Tính đến hết tháng 9, SCIC đã thực hiện thoái vốn tại 27 DN, nếu tính đến thời điểm hiện tại đã thoái vốn tại hơn 30 DN. Hiện còn khoảng hơn 80 DN sẽ thực hiện thoái vốn từ bây giờ tới cuối năm, trong đó chủ yếu là những DN lớn.

Lý giải việc thoái vốn các DN còn lại trong năm 2017 dồn vào 2 tháng cuối năm, ông Long cho biết, kế hoạch thoái vốn của SCIC nằm trong lộ trình chung thoái vốn, cổ phần hóa của các DNNN mà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong năm 2017, SCIC được phê duyệt thoái vốn 114 DN. Tuy nhiên, đến tháng 7 tốc độ thoái vốn mới chạy nhanh hơn đầu năm một chút vì lúc này mới có Quyết định 1001 của Thủ tướng Chính phủ, về mặt pháp lý mới chính thức để cho SCIC thoái vốn.

Sau khi có quyết định này thì việc thoái vốn được tăng tốc và hầu hết sẽ thực hiện việc định giá thoái vốn và công bố thông tin trong tháng 11 và tháng 12 để thoái vốn tại các DN, đặc biệt là các DN lớn của năm 2017.

Tăng tốc thoái vốn 80 DN trong 2 tháng cuối năm

Ông Long cho biết, theo danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt, các DN lớn sẽ thực hiện thoái vốn trong 2 tháng cuối năm bao gồm: Bảo Minh (hiện tại có 51% vốn của nhà nước), Tập đoàn FPT (chỉ với 6% vốn nhà nước nhưng giá trị tương đối lớn khoảng hơn 1.500 tỷ đồng ), 2 DN nhựa là nhựa Tiền Phong (với 37% vốn nhà nước) và nhựa Bình Minh (30% vốn).

Vinamilk là DN có tỷ trọng vốn lớn nhất trong danh mục hiện tại của SCIC (chỉ với 3,33% vốn nhà nước, nhưng trị giá tới hơn 300 triệu USD), DN tiếp theo là Vinaconex, Domesco (dự kiến thoái vốn trong năm 2018). Tuy nhiên, căn cứ tình hình thị trường và diễn biến thực tiễn hoạt động, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn tại DN dược này trong tháng 12/2017. Tiếp theo là Công ty Tư vấn và đầu tư Việt Nam, Công ty Dược Lâm Đồng, Vinacontrol sẽ thực hiện thoái vốn trong tháng 12/2017, còn lại là các DN nhỏ khác.

Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (còn 40% vốn nhà nước, với giá trị khoảng 1.280 tỷ đồng), dự kiến thực hiện thoái vốn trong năm 2018. Tập đoàn Bảo Việt (với 3% vốn nhà nước, với giá trị 1.289 tỷ đồng), sẽ thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2018-2020. Các DN còn lại sẽ thực hiện thoái vốn trong giai đoạn tiếp theo, lộ trình thoái vốn dự kiến được công bố vào đầu năm 2018.

Cũng theo ông Long, danh mục thoái vốn của năm 2017 là khoảng 114-115 DN. Tuy nhiên số lượng thoái vốn mới đạt khoảng 30 DN. Nhưng giá trị để đạt được kế hoạch của năm 2017 chủ yếu phụ thuộc vào các DN lớn sẽ bán trong 2 tháng cuối năm, đặc biệt là Vinamilk sẽ thoái vốn khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, DN nhựa Tiền Phong và nhựa Bình Minh. Dự kiến đến 17/11 sẽ có 1 buổi Road show công bố thông tin các DN này.

Lượng DN sẽ thực hiện thoái vốn trong 2 tháng cuối năm tương đối lớn trong khi thời gian không còn nhiều. Trước lo lắng về việc thị trường liệu có hấp thụ được hết lượng hàng mà SCIC chào bán và nhiều DN thoái vốn có làm loãng thị trường, ông Long khẳng định thị trường sẽ không bị loãng.

Ông Long cho biết, khi SCIC xây dựng danh mục bán vốn vào cuối năm đã có tính toán và cân đối. Nghĩa là một trong những điều kiện muốn bán ra thị trường là phải nghiên cứu khả năng hấp thụ của thị trường đối với từng mã DN. Ngoài tình hình thị trường, SCIC còn xem xét cả cơ cấu cổ đông hiện tại của DN trước khi thoái vốn.

Đánh giá về sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với việc thoái vốn tại các DNNN, ông Long cho biết, nhà đầu tư rất quan tâm tới bán vốn tại các DNNN, đặc biệt hiện tại là Vinamilk.

“Từ giờ tới cuối năm SCIC sẽ “chạy hết tốc độ” để thoái vốn, còn khả năng thành công thì không thể nói trước được bởi kết quả cuối cùng là thị trường quyết định”- ông Long nhận định.

Thảo Miên