Từ sau Thế chiến thứ hai,ảiquyếtônhiễmnhựaởchâuÁket qua benfica nhựa trở nên phổ biến hơn với người dân châu Á. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi từ sau Thế chiến thứ hai, khi nhiều khu vực ở châu Á trải qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng.
Sự ra đời của nhựa sử dụng một lần đã hướng đến một lý tưởng về sự tiện lợi và vệ sinh. Có thể nói, nhựa đã và đang trở thành vật liệu phổ biến nhất ở châu Á trong nhiều thập kỷ và hơn một nửa lượng nhựa trên thế giới đều được sản xuất ở châu Á. Song việc sử dụng ngày càng nhiều nhựa đang gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm tắc nghẽn nguồn nước trong khu vực.
Để đánh giá bản chất và quy mô của cuộc khủng hoảng ô nhiễm này, từ đó xác định các biện pháp khả thi, Quỹ Heirich Boll và trang web Break Free From Plastic Asia Pacific gần đây đã hợp tác với Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản (IGES) để cho ra mắt bản đồ Plastic Atlas châu Á. Tập bản đồ bao gồm các dữ liệu và số liệu về mức độ độc hại của polyme tổng hợp, cho thấy nhựa đã trở nên phổ biến như thế nào trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Ngoài ra, bản đồ cũng cung cấp dữ liệu so sánh trong khu vực, đặc biệt là về vấn đề đổ, xả chất thải bất hợp pháp từ các nước phát triển hơn, tác động bất bình đẳng về giới khi tiếp xúc với nhựa... và chỉ ra trách nhiệm của các chính phủ và tập đoàn châu Á trong tiến trình giải quyết vấn nạn này.
Mặc dù tình trạng ô nhiễm nhựa ở châu Á đã khá nghiêm trọng trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, nhưng chính đại dịch đã làm vấn nạn trở nên tồi tệ hơn. Sản xuất nhựa và tình trạng ô nhiễm tăng nhanh khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa một lần bùng nổ do người tiêu dùng thường xuyên đặt hàng hơn trong thời gian chịu lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại.
Điều này đã và đang gây nguy hiểm cho những thành quả khó khăn lắm mới đạt được trước đây. Kết quả là môi trường rất có thể sẽ trở thành nạn nhân lâu dài của cuộc khủng hoảng này.
Để giải quyết vấn đề này, nhìn chung, chính phủ các nước ở châu Á phải ban hành và thực hiện đúng những chính sách và quy định giúp mở rộng quy mô các sáng kiến nền tảng và buộc các nhà sản xuất nhựa có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như nộp đơn kiện và yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và tác động của nó đối với sức khỏe và môi trường.
Các công ty buộc phải từ bỏ những mục tiêu tăng trưởng về sản xuất và sử dụng nhựa vốn được dự đoán sẽ tăng gấp 4 lần vào đầu những năm 2050, đồng thời cùng cấp các hệ thống phân phối thay thế đáng tin cậy, sản xuất các loại bao bì có thể tái sử dụng cho sản phẩm của họ.
Nhiều thế hệ người châu Á đã quen với sự tiện lợi của đồ nhựa. Nhưng nếu không giảm đáng kể sự xuất hiện của các loại sản phẩm này, chúng ta hoàn toàn không thể hy vọng về khả năng ngăn chặn khủng hoảng ô nhiễm xảy ra.
Với chủ đề của Ngày Trái đất 2021 là “Khôi phục Trái đất của chúng ta”, để làm được điều này, cần thúc đẩy những ý tưởng và giải pháp sáng tạo có thể sửa chữa các hệ sinh thái trên thế giới.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ The ASEAN Post)