Đây là nhận được được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra tại báo cáo thị trường quý I/2020. Theấtđộngsảngiữkết quả trận atalanta hôm nayo Hội Môi giới, tình hình thị trường bất động sản (BĐS) quý I/2020 vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Thống kê từ đơn vị này cho thấy, lượng cung mới chào bán gần 18.700 sản phẩm (hơn 8.350 căn hộ chung cư; hơn 10.300 nhà ở thấp tầng). Giao dịch thành công là hơn 2.750 sản phẩm (tỷ lệ hấp thu là 14,8%, chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019).
Thị trường BĐS đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án (Ảnh minh hoạ). |
Giao dịch từ các sản phẩm đã chào bán từ năm 2019 là hơn 4.850 sản phẩm (tồn kho từ 2019 là hơn 34.550 sản phẩm, phân khúc căn hộ cao cấp tồn kho nhiều nhất).
Ngay tại Hà Nội và TP. HCM, nơi sôi động về BĐS nhà ở cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lượng giao dịch. Theo đó, tại Hà Nội, quý I/2020 chỉ ghi nhận có 181 giao dịch trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán, trong khi so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ này là 3.141 giao dịch/4.654 căn hộ chào bán. Tại TP. HCM, trong quý I cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với quý I/2019, tỷ lệ này là 2.613 giao dịch/3.040 căn hộ chào bán.
Cũng theo Hội Môi giới bất động sản, trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng hưởng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh, đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A (mua bán, sáp nhập) hoặc bán cổ phần, hoặc từng phần dự án.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư và sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người; khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới BĐS thất nghiệp.
Đưa ra dự báo về tình hình thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia BĐS cho rằng, do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khá phức tạp nên lượng giao dịch nhà ở tại các đô thị như Hà Nội và TP. HCM trong quý tiếp theo sẽ không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân vì nhu cầu ở của người dân vẫn ở mức cao.
Đánh giá từ thực tế thị trường BĐS hiện nay, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, nhìn nhận một cách tích cực thì đây lại chính là cơ hội để thanh lọc thị trường. Cũng theo ông Châu đây là giai đoạn thích hợp để các doanh nghiệp thực hiện “tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng.
“Các doanh nghiệp cũng có thể linh động chuyển đổi sang các hình thức hoạt động phù hợp, chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, kinh doanh online vào lĩnh vực BĐS. Như hoạt động bán hàng có thể chuyển sang hình thức online, vừa tránh được lây lan dịch bệnh, vừa bảo đảm cho khách hàng có thể yên tâm giao dịch an toàn. Về mặt tích cực, đây có thể xem như một cuộc sàng lọc giúp thị trường nhà đất trở nên "khỏe mạnh", giữ lại những doanh nghiệp có đủ thực lực” – ông Châu nói.
Nhật Minh
Cách ly toàn xã hội, đại công trường chốn không bóng người, nơi vẫn tấp nập
- Sau chỉ thị yêu cầu tạm dừng tất cả các công trình xây dựng khi cách ly toàn xã hội (từ ngày 1-15/4) của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tại một số công trình vẫn tấp nập công nhân trong công trường...