Ước có khoảng 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp
Theăngthêmcơchếthuhútđầutưvàonôngnghiệda bong truc tuyeno Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn, thời gian gần đây, ngày càng nhiều DN, tập đoàn lớn trong nước quan tâm tìm hiểu và đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với quy mô lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tính đến hết tháng 6/2018, cả nước ước có khoảng 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Các DN đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ DN. Trong đó, đã có nhiều DN tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như tập đoàn Vingroup, MaSan, FLC, Hoàng Anh Gia Lai, Pan group…
Đạt kết quả này do Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư được ban hành tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ, về điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ NN&PTNT đã cắt giảm mạnh mẽ, thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4; giảm gần 80% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan trong hơn 1 năm qua.
Đặc biệt, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (NĐ 57). Nghị định 57 đã có nhiều quy định khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ mới như: DN có dự án nông nghiệp được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.
Cơ cấu lại sản xuất, đồng hành cùng DN
Thực tế cũng cho thấy, hiện nay mặc dù số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp tăng lên, nhưng DN sản xuất trực tiếp nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng trên 1% trong tổng số các DN của cả nước. Nếu tính cả DN chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản cũng chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số DN cả nước. Bên cạnh đó, có tới 96% số DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Một trong những nguyên nhân DN chưa “mặn mà” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Hà Công Tuấn bởi đây là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, luôn đối mặt với tác động của thiên tai, dịch bệnh nên lợi nhuận so sánh và rủi ro đầu tư cao hơn các lĩnh vực khác. Nhiều DN gặp khó khăn về quỹ đất chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; ngành công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp tại Việt Nam còn hạn chế.
Bên cạnh đó, thời gian qua đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhưng DN vẫn phải đối mặt với những thủ tục gây khó khăn, thậm chí cản trở làm nản lòng nhà đầu tư. Cơ chế hoạt động liên kết chuỗi từ người sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm bước đầu có những mô hình tốt nhưng nhìn chung còn lỏng lẻo, thiếu bền vững, chưa gắn kết chặt chẽ lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau…
Để khắc phục những tồn tại này và đẩy mạnh thu hút, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cũng xác định thời sẽ tập trung ưu tiên các giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nhanh bền vững gắn xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.
“Trước hết chúng ta cần ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế quốc gia như rau quả, thủy sản, gỗ và lâm sản cùng với duy trì nâng cao chất lượng hiệu quả các mặt hàng truyền thống như lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu… Cùng với đó, đồng hành, thu hút đầu tư của DN, coi đây là lực lượng dẫn dắt ứng dụng công nghệ cao, nòng cốt trong các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân", ông Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu quan điểm, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ DN tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp với các quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án…
“NĐ 57 chỉ là cơ chế khung, hiệu lực, hiệu quả của chính sách còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm chính trị của các cấp, nguồn lực cân đối để thực hiện chính sách. Do đó các bộ, ngành, chính quyền các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp thông qua khắc phục các vấn đề cố hữu như sản xuất manh mún; cơ chế liên kết giữa DN và người dân còn lỏng lẻo và thiếu hài hòa lợi ích…” - ông Tuấn cho biết.
Phúc Nguyên