Empire777

Các doanh nghiệp ký kết hợp tác tại hội nghị. Ảnh: N.Hiền Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đư bxh qatar

【bxh qatar】44 dự án mời gọi đầu tư tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười

44 du an moi goi dau tu tai tieu vung dong thap muoi

Các doanh nghiệp ký kết hợp tác tại hội nghị. Ảnh: N.Hiền

Phát biểu tại hội nghị,ựánmờigọiđầutưtạitiểuvùngĐồngThápMườbxh qatar ông Nguyễn Văn Được, Phó chủ tịch tỉnh Long An cho biết, trong những năm qua, ngành nông nghiệp nông thôn đã có những bước tiến đáng kể. Song đời sống người dân hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một diễn biến khó lường. Trước tình hình đó, tỉnh Long An đã xây dựng đề án liên kết phát triển tiểu vùng Đồng Tháp Mười cùng với Tiền Giang và Đồng Tháp nhằm tạo ra sản phẩm riêng biệt, đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của tiểu vùng. Thời gian qua, Long An cũng đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các địa phương, đồng thời nỗ lực hoàn thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Hiện Long An đã sẵn sàng đón các nhà đầu tư tới đầu tư, sản xuất tại địa phương.

Ông Đặng Kiều Nhân, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ cũng đánh giá, sự phát triển của nông nghiệp tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười dường như đã “đụng trần” do lâu nay chủ yếu là thâm canh và tăng sản lượng từ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Lợi nhuận và thu nhập từ sản xuất lúa không gia tăng, trong khi thách thức về kinh tế xã hội và môi trường càng nhiều hơn, nhu cầu thị trường nông sản ngày càng đa dạng, yêu cầu chất lượng của thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu ngày càng cao. Do đó nông nghiệp của tiểu vùng cần có sự thay đổi để thích ứng với môi trường kinh tế xã hội và tự nhiên.

Ông Nhân chỉ ra rằng, lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 5% tổng giá trị. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp của tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói riêng trong những năm gần đây là tăng tỷ trọng ngành trồng trọt trong khi tỷ trọng dịch vụ giảm. Xu hướng này ngược với xu hướng chung của ĐBSCL và các tiểu vùng lân cận khác là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng dịch vụ.

Do đó, định hướng thời gian tới cần chú trọng đầu tư công nghiệp – dịch vụ nông nghiệp hơn là chỉ khâu sản xuất nguyên liệu thô, bao gồm cả chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của ngành hàng để tăng giá trị sản phẩm chế biến cuối cùng, đáp ứng thị trường riêng biệt. Theo đó, cần giải pháp tích hợp về khoa học – công nghệ, tổ chức sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại và hậu cần.

Cùng với đó, cần kết nối hệ thống giao thông liên hoàn trong tiểu vùng và giữa tiểu vùng với bên ngoài để lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Hiện tại, các hệ thống giao thông chính của tiểu vùng chưa thông suốt mặc dù đã có kế hoạch nâng cấp.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã nêu lên những lợi ích cụ thể khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng như những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười.

Hiện tiểu vùng Đồng Tháp Mười đang kêu gọi đầu tư vào 44 dự án. Trong đó, tỉnh Long An có 9 dự án về sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp; tỉnh Đồng Tháp có 31 dự án về hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, công nghiệp chế biến – chế tạo, du lịch, thương mại, nông nghiệp và Tiền Giang có 4 dự án về chăn nuôi, hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá…

Tại hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã, nhà sản xuất với các doanh nghiệp phân phối nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tiểu vùng Đồng Tháp Mười.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap