【kết quả bóng đá cúp quốc gia pháp】Những ngày đầu gian khó xây dựng nền tài chính
Vấn đề cấp bách của chính quyền non trẻ đó là tài chính
Ngày sau khi giành được chính quyền,ữngngàyđầugiankhóxâydựngnềntàichíkết quả bóng đá cúp quốc gia pháp một trong những vấn đề cấp bách đặt ra với Nhà nước non trẻ là vấn đề tài chính. Dưới sự cai trị, bóc lột lâu dài của chủ nghĩa phát xít và thực dân, nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này lâm vào cảnh thực sự kiệt quệ trên tất cả các phương diện…
Bác Hồ kêu gọi toàn dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo. Ảnh: TL |
Từ những năm 1943, 1944, nhân dân Việt Nam đã phải sống trong tình trạng lương thực, hàng hóa khan hiếm và lạm phát. Do phát xít Nhật chiếm đóng nên kinh tế đất nước bị Đồng Minh phong tỏa, lại phải cung cấp nguồn hậu cần lớn cho chiến tranh nên nền kinh tế và nhiều lĩnh vực sản xuất bị ngưng trệ, đến năm 1945, thiên tai lũ lụt lớn lại xảy ra ở 8 tỉnh miền Bắc làm cho tình hình càng bi đát hơn. Hậu quả là nạn đói hoành hành, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Sản xuất các mặt bị sa sút, đình đốn, thương mại, lưu thông bị nạn đầu cơ thao túng, gây bất ổn.
Trước khi chính quyền về tay nhân dân, mặc dù thực dân Pháp đã tăng thuế và định giá thu mua lúa cùng một số nông sản khác, ngân sách Đông Dương vẫn không bảo đảm được yêu cầu chi nên chính quyền bảo hộ đã phát hành giấy bạc một cách bừa bãi; nhiều loại giấy bạc trước kia chưa hề có mặt trên thị trường, được đưa vào lưu thông như loại giấy bạc 500 đồng.
Cần nguồn lực tài chính phục vụ kháng chiến cứu nước Nguồn tài chính còn đặc biệt cần thiết để mua sắm vũ khí, trang bị và xây dựng lực lượng vũ trang, phục vụ các mục đích của quốc phòng đang đặt ra vô cùng cấp bách, khi tiếng súng chống thực dân Pháp xâm lược đã nổ ở Nam Bộ, ngày 23/9/1945. |
Điều đó dẫn tới chỉ tính 8 tháng đầu năm 1945, ngân sách đất nước đã thâm hụt 185 triệu đồng Đông Dương và phải lạm tiêu vào quỹ dự trữ. Đó là chưa kể đến khoản 564 triệu đồng nợ chưa thanh toán.
Khi chính quyền về tay nhân dân thì ngân khố trung ương chỉ còn vẻn vẹn còn 1.250.000 đồng Đông Dương bằng tiền mặt, trong đó có 58 vạn đồng là tiền hào rách nát, chờ tiêu hủy. Quỹ của Trung ương Đảng lúc bàn giao cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng chỉ còn 24 đồng Đông Dương. Ngoài ra, còn các món nợ khác: Nợ ngân phiếu phát hành cho nhân dân, nợ về trái phiếu ngắn hạn phát hành trong năm 1941 - 1942.
Sau ngày giành được chính quyền, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra cho Chính phủ là tìm kiếm nguồn tài chính để giải quyết những công việc trước mắt và khôi phục kinh tế, tăng gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tổ chức cứu đói cho nhân dân. Nguồn tài chính còn đặc biệt cần thiết để mua sắm vũ khí, trang bị và xây dựng lực lượng vũ trang, phục vụ các mục đích của quốc phòng đang đặt ra vô cùng cấp bách, khi tiếng súng chống thực dân Pháp xâm lược đã nổ ở Nam Bộ, ngày 23/9/1945.
Tiết kiệm đã trở thành quốc sách
Cùng với việc phát huy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chính quyền cách mạng kêu gọi toàn dân triệt để thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất, mở rộng khai hoang phục hóa để từng bước ổn định kinh tế, là cơ sở giữa vừng nền tự do độc lập vừa mới giành được.
Khẩu hiệu đề ra cho toàn thể nhân dân ta là “tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc lập”. Đây cũng là vấn đề mấu chốt để giải quyết tài chính nhà nước vì nhân dân có sản xuất ra nhiều của cải vật chất, có bảo đảm được đời sống thì mới có khả năng đóng góp cho Nhà nước.
Giấy bạc Cụ Hồ. Ảnh: TL. |
Để khẩn cấp cứu đói cho dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” tự nguyện thực hành tiết kiệm, xây dựng các “hũ gạo cứu đói” giúp đỡ các gia đình thiếu ăn trầm trọng, phát động phong trào “10 ngày nhịn 1 bữa ăn, mỗi tháng 3 bữa, mỗi bữa 1 bơ, đem gạo đó để cứu dân nghèo” và tiên phong thực hiện trước.
Để nhân dân an tâm và phấn khởi sản xuất, giải phóng sức sản xuất bị kìm hãm do nạn sưu cao thuế nặng, Chính phủ Lâm thời đã ra sắc lệnh quy định rõ: “Cần phải thống nhất chế độ thuế cả nước; chế độ thuế hiện hành sẽ thay đổi dần, chính quyền địa phương không được tự động quyết định. Khi bãi bỏ một thứ thuế cũ hay đặt ra một thứ thuế mới, phải có sắc lệnh ấn định. Thuế thân là một thứ thuế vô lý, trái với tinh thần chính thể dân chủ cộng hòa nên bị bãi bỏ”. Ngày 27/9/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh quyết định bãi bỏ các hạng thuế môn bài thấp (dưới 50 đồng/năm). Đối với các hộ nộp thuế môn bài cao hơn cũng được bỏ phần phụ thu nộp cho ngân sách các cấp nhằm giảm nhẹ mức đóng góp của các cơ sở sản xuất - kinh doanh.
Trước sự tàn phá của thiên tai mà cụ thể là nạn lũ lụt đã làm thiệt hại ước chừng 274.000 tấn thóc chiêm. Vụ mùa tại Bắc bộ do thiếu nước và côn trùng phá hại nên thu hoạch giảm sút khoảng 60%, ngày 26/10/1945, sau khi được sự đồng ý của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Nghị định số 19-TC nhất loạt giảm 20% thuế điền trong cả nước và các địa phương bị nạn lụt được miễn không phải trả thuế điền năm 1945.
Sau khi được giải phóng khỏi thuế thân, giảm, miễn thuế điền, thuế môn bài, thoát khỏi nạn độc quyền công quản thuốc phiện, rượu, muối, bước đầu được hưởng chế độ tự do dân chủ, đời sống giảm bớt khó khăn, quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi và yên tâm đẩy mạnh sản xuất. Quan trọng hơn, nhân dân cả nước thêm một lòng tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được.
Một trong những chính sách nhất quán của Đảng và Chính phủ đã được triển khai ngay từ ngày đất nước mới giành độc lập và xuyên suốt các thời kỳ lịch sử là thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
Không chỉ các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội triệt để thực hiện chính sách tiết kiệm để giảm chi cho NSNN mà Chính phủ còn được phát động thành một phong trào sâu rộng trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của xã hội; tiết kiệm, huy động và sử dụng sức dân trong việc phục vụ sản xuất và chiến đấu, tiết kiệm tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của cán bộ, nhân dân...
Nhiều tấm gương về lối sống và làm việc giản dị, tiết kiệm, thậm chí kham khổ thiếu thốn của cán bộ, bộ đội và cả các tầng lớp nhân dân đã xuất hiện phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc. Thậm chí, nhiều cán bộ có điều kiện về kinh tế đã tình nguyện không lĩnh lương, không lĩnh sinh hoạt phí mà chỉ cơm nhà, việc nước liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đối với nhiều mặt đời sống xã hội, nhưng trước hết và quan trọng hơn cả là đối với việc thực hiện giảm chi cho NSNN.
Kết quả là chính sách tiết kiệm đã trở thành “quốc sách” và được mọi ngành, mọi cấp và đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Mỗi tuần lễ, mỗi gia đình bớt ăn mấy nắm gạo bỏ vào hũ gạo nuôi quân, hũ gạo cứu đói,… thậm chí ở cơ quan, một phong bì thư được dùng đi dùng lại 2 - 3 lần; bản nháp công văn lần đầu được ghi bằng bút chì, lần sau mới được ghi bằng bút mực. Như vậy, dựa trên nhiệt tình cách mạng, tin tưởng và ủng hộ của nhân dân, Chính phủ Lâm thời đã có nhiều biện pháp tích cực, hợp lòng dân, dễ giải quyết vấn đề tài chính, phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân, đặt nền móng ban đầu cho nền tài chính mới của Nhà nước độc lập./.
Đã có thành quả từ triển khai tích cực những chính sách kinh tế - tài chính Nhờ triển khai tích cực những chính sách kinh tế - tài chính trên, hoạt động tăng gia sản xuất đã đạt được nhiều kết quả tích cực. So với năm 1943 (kể riêng ở Bắc bộ) từ 103.000 mẫu trồng ngô, khoai, sắn. Số ruộng cấy lúa năm 1946 so với năm 1943 tăng lên 143.599 mẫu. Trong hơn nửa năm, 104 trại sản xuất, 31 trại tiểu công nghệ được thành lập, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cũng tổ chức rất nhiều. |