【kq newcastle jets】Đảm bảo an toàn tài chính trong cho vay ngang hàng
Quản lý dịch vụ này ra sao để vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường,Đảmbảoantoàntàichínhtrongchovaynganghàkq newcastle jets vừa đảm bảo an toàn tài chính, trật tự xã hội là bài toán đặt ra với các nhà quản lý.
P2P lending: Tiềm năng nhưng đầy rủi ro
Cho vay ngang hàng là hình thức ứng dụng được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu ý về hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam. Theo đó, NHNN yêu cầu các TCTD tìm hiểu, nắm rõ để hướng dẫn trong nội bộ TCTD về các rủi ro tiềm ẩn, bao gồm rủi ro pháp lý và các rủi ro phát sinh khác phát sinh từ P2P lending trong bối cảnh pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý điều chỉnh.
Cơ quan quản lý cũng nhắc nhở các TCTD cần thận trọng trong việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các công ty P2P lending, đảm bảo đúng quy định pháp luật, không ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của TCTD, cũng như uy tín, an toàn của hệ thống ngân hàng. Các TCTD thường xuyên theo dõi việc công bố thông tin về quan hệ hợp tác giữa công ty P2P lending với TCTD để kịp thời phát hiện thông tin không chính xác, không đầy đủ, có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng và các bên có liên quan để có giải pháp xử lý phù hợp.
Ưu điểm của hình thức cho vay ngang hàng là thay vì phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe, người tham gia vay P2P được đơn giản hóa thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng... Đồng thời lãi suất cho vay lại thấp hơn lãi suất ngân hàng truyền thống, các điều khoản cho vay được công khai rõ ràng, minh bạch. Về phía nhà đầu tư, ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận cao điều chỉnh theo rủi ro. Người có tiền nhàn rỗi có thể tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng kênh đầu tư có lợi tức cao, được tự chủ và minh bạch trong việc lựa chọn các khoản vay để đầu tư.
Tuy nhiên, những rủi ro của mô hình này cũng không nhỏ. Không như hình thức ngân hàng truyền thống, P2P lending thiếu các mô hình chấm điểm rủi ro tài sản kém hiệu quả. Khả năng gian lận, lừa đảo trong P2P lending cũng cao do tính chất ẩn danh. Hơn nữa, hệ thống cho vay ngang hàng mới chỉ có lịch sử hình thành và hoạt động ngắn ngủi để có thể kiểm chứng tính an toàn và xây dựng niềm tin.
Ông Alexey Sidorov - đồng sáng lập, CEO Silkway Ventures Groupcho biết tại Trung Quốc, thị trường fintech lớn nhất thế giới hiện nay, dịch vụ P2P lending phát triển rất mạnh, thu hút hàng trăm triệu người tham gia. Thời gian đầu, chính phủ có chủ trương để thị trường phát triển tự do, không có hành lang pháp lý. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đã xuất hiện nhiều vụ lừa đảo, đổ vỡ gây thiệt hại cho hàng chục triệu người và để lại số nợ xấu rất lớn. Vì vậy, chính phủ nước này đã tìm cách siết chặt quản lý sau những vụ việc trên. Tuy nhiên, với việc siết chặt quản lý và sự sụp đổ của nhiều sàn giao dịch, thị trường P2P lending tại Trung Quốc đang hoạt động “lay lắt” và dự báo số sàn giao dịch sẽ giảm từ 2.000 xuống còn 200 sàn.
Cần hành lang pháp lý để P2P lending phát triển hiệu quả
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 40 công ty cho vay ngang hàng, trong đó lớn nhất là các công ty như: Tima, Vay Mượn, Mofin, Huy Dong, Lendbiz… Nhiều công ty trong số này đến từ Trung Quốc và một số nước như Indonesia, Malaysia… Việt Nam chưa có con số chính thức về giá trị giao dịch, song theo ước tính của ông Alexey Sidorov, mỗi năm có khoảng hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch P2P lending tại Việt Nam, với từ 3.000 – 3.500 giao dịch được thực hiện mỗi ngày. Đặc điểm của các giao dịch này là giá trị nhỏ, khoảng 100 – 300 USD và thời hạn khoản vay rất ngắn, thường là 30 ngày, tương tự như giao dịch tài chính vi mô. Còn theo công bố của Tima, tổng số tiền họ giải ngân từ trước đến nay đã lên đến 75.413 tỷ đồng (hơn 3,2 tỷ USD), với 38.391 người đăng ký cho vay và hơn 3.674.000 người.
Theo các chuyên gia, động lực thúc đẩy cho vay ngang hàng ở Việt Nam là tỷ lệ sử dụng Internet và smartphone gia tăng cùng với nhu cầu vay lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP cao những năm qua đã làm tăng thu nhập và thúc đẩy tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có nhu cầu vay vốn khá lớn. Có tới 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận các khoản vay ngân hàng và họ sẽ tìm kiếm các khoản vay từ các nguồn phi truyền thống.
Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy, song cũng còn nhiều thách thức với các hệ thống cho vay ngang hàng. Đầu tiên, đây chưa phải là lĩnh vực được hoàn toàn hợp pháp hóa. Việc huy động nguồn vốn còn hạn chế do sự thiếu niềm tin của công chúng. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi các công ty phải có thời gian và công sức để xây dựng thương hiệu và uy tín tốt, tạo trải nghiệm tin cậy cho người dùng. Hơn nữa, cả phía người cho vay và đi vay phần lớn chưa được trang bị kiến thức tốt về quản lý tài chính trên nền tảng công nghệ số.
Do đó, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý hoạt động cho vay ngang hàng là yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội cũng như phát triển thị trường dịch vụ tài chính. Với việc xây dựng hành lang pháp lý, Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi để cho vay ngang hàng phát triển đúng hướng và hiệu quả.
H.Y