【soi keo truc tuyên】Tâp trung nguồn lực đầu tư, phát triển làng gốm Bàu Trúc
VHO - Ngày 17.11,âptrungnguồnlựcđầutưpháttriểnlànggốmBàuTrúsoi keo truc tuyên ông Trương Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm thu hút du khách đến địa phương.
Theo đó, tại Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh vào chiều 15.11, Tập đoàn Nutifood đã hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận 10 tỉ đồng để phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Đây được xem là nguồn lực quý để tiếp tục phát triển làng gốm Bàu Trúc lên tầm cao mới, phát triển kinh tế -xã hội địa phương, nâng cao đời sống người dân.
Trước đó, ngày 29.11.2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND huyện Ninh Phước và các đơn vị liên quan lập Kế hoạch hành động bảo tồn, phát huy nghề gốm Chăm.
Đồng thời liên kết, kết nối với các doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội, TP.HCM, các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng thị trường gốm Chăm ra nước ngoài, đặc biệt thị trường Nhật Bản,…
Xây dựng vùng nguyên liệu gốm Chăm sạch tại cánh đồng đất sét Paley Hamu Trok bên bờ sông Quao (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) để đảm bảo những sản phẩm gốm sạch đáp ứng cho thị trường gốm quốc tế.
Làng gốm Bàu Trúc được xem như một bảo tàng gốm truyền thống của người Chăm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Làng có tuổi đời hàng trăm năm, là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đến nay còn bảo lưu khá tốt kỹ thuật làm gốm hoàn toàn thủ công. Người Chăm làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống được các gia đình duy trì qua nhiều đời theo chế độ mẫu hệ “mẹ truyền, con nối”.
Điều làm nên sự khác biệt của nghệ thuật làm gốm Chăm ở làng Bàu Trúc chính là phong cách làm gốm không sử dụng đến thiết bị bàn xoay. Người thợ vừa đi giật lùi “làm bằng tay, xoay bằng mông” vòng quanh chiếc trục đặt khối đất sét, vừa đều tay xoa, vuốt để tạo hình sản phẩm.
Đến khi thành hình hài thô, người thợ chà láng sản phẩm bằng cách quấn tấm vải nhỏ được thấm nước vào bàn tay, từng ngón tay xoa đều nhẹ nhàng hay miết thật mạnh để tạo cạnh, tạo hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn độc đáo lên bề mặt của sản phẩm.
Do được làm thủ công hoàn toàn, từng sản phẩm một nên gốm Chăm Bàu Trúc được ngợi ca như một sản phẩm “ấm bàn tay con người” nhất với đặc trưng riêng, mang đậm nét văn hóa Chăm. Điều này được thể hiện ở chỗ dù có cùng chủng loại sản phẩm nhưng không có chiếc nào giống chiếc nào như sản phẩm đúc bằng khuôn ở các làng nghề gốm khác.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ nguyên những nét truyền thống trong phong cách làm gốm giữa dòng chảy thời gian. Những nghệ nhân làm gốm tại đây vẫn giữ được sự tinh túy và vẻ đẹp thô sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Cả làng Bàu Trúc hiện có trên 400 hộ đồng bào Chăm gắn bó với nghề làm gốm, chiếm khoảng 70% số hộ đồng bào Chăm sinh sống ở địa phương.