TheôngbốtopngânhàngthươngmạiViệtNamuytíket qua romaniao đó, Vietnam Report công bố danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín và Top 10 Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín 2019.
Đáng chú ý, có 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lọt vào Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019. Đó là ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank), ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Các ngân hàng này được Vietenam Report đánh giá, sắp xếp theo kết quả đánh giá tài chính ngân hàng; đánh giá uy tín trên truyền thông bằng phương pháp Media coding và khảo sát khách hàng, các ngân hàng và chuyên gia ngành tài chính – ngân hàng trong tháng 5 – 6/2019.
Ngoài kết quả bình chọn trên, Vietnam Report cũng chỉ ra 3 điểm nhấn của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018-2019. Cụ thể:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện rõ hơn vai trò điều tiết tín dụng, can thiệp có kiểm soát và vẫn giữ được tính thị trường. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 2018 thấp hơn so với các năm trước (khoảng trên 30% trong những năm 2000), đạt mức 14% và khả năng cao sẽ tiếp tục duy trì ở mức 14% - 15% trong năm 2019. Thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng tính đến hết ngày 31/5, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018. Tín dụng tăng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên như: lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%. Lãi suất huy động, tiền gửi tăng hợp lý và tỷ giá biến động không lớn, thể hiện sự chủ động và linh hoạt trong điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Thứ hai, tình hình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn. Việc triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu được tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng. Nợ nhóm 2 của các ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2018 và giảm áp lực trích lập trong năm 2019.
Thứ ba, tăng vốn điều lệ giúp củng cố năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần. Theo đó,vốn điều lệ của toàn hệ thống tính đến tháng 3/2019 đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 63,5% so với cuối năm 2011. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với cuối năm 2017.
Nhờ những nỗ lực của Chính phủ và NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thời gian qua, Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB; S&P lần đầu tiên sau 9 năm đã điều chỉnh nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB. Trong thời gian tới, thị trường tài chính được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định, tín dụng được kiểm soát chặt chẽ đặc biệt trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, chứng khoán, dự án BOT, BT giao thông...) nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, hỗ trợ tốt nhất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.