【lịch bóng đá nha】Năm 2023: Kinh tế thế giới sẽ ra sao?

Lạm phát “phủ bóng đen” lên kinh tế toàn cầu

Nhìn lại năm 2022,ămKinhtếthếgiớisẽlịch bóng đá nha lạm phát toàn cầu đã tăng mạnh, đặc biệt trong nửa cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng trung bình đã tăng hơn 9%, mức cao nhất kể từ năm 1994. Lạm phát tăng vọt phản ánh sự kết hợp của tác động cả ở cung và cầu.

Về phía cầu, chủ yếu do sự tăng tốc của các nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng trong đợt phục hồi ban đầu sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2020. Về phía nguồn cung, tình trạng thiếu hụt các mặt hàng chủ chốt trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại một số nước, đã góp phần đáng kể vào tình trạng tăng giá năng lượng và thực phẩm. Nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với tình trạng mất giá đồng nội tệ, từ đó làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Sự tái xuất hiện bất ngờ và không mong muốn của lạm phát vào năm 2022 không phải là bước ngoặt lớn duy nhất mà các nền kinh tế phải đối mặt kể từ đầu năm 2020.

Việc tăng giá đột ngột đối với các mặt hàng chủ chốt nhanh chóng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân khắp thế giới.
Việc tăng giá đột ngột đối với các mặt hàng chủ chốt nhanh chóng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân khắp thế giới.

Đầu tiên, Covid-19 khiến hoạt động của nền kinh tế bị đình trệ đột ngột khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc giảm giờ làm. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác đã cắt giảm lãi suất, các chính phủ đã đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế khổng lồ thông qua các chương trình chi tiêu. Kết quả là một sự phục hồi đáng kinh ngạc đã diễn ra trên thế giới.

Với sự trợ giúp của chính phủ, đặc biệt là ở Mỹ, người tiêu dùng vung tiền mua đồ nội thất, thiết bị gia dụng và các hàng hóa sản xuất khác. Sự bùng nổ chi tiêu đột ngột gây ra tình trạng thiếu hụt, giao hàng bị trì hoãn và giá cao hơn. Các công ty đã nhận lại nhiều công nhân mà họ đã sa thải vào đầu năm 2020. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương để cố gắng thu hút và giữ chân công nhân.

Vào thời điểm khi giá tiêu dùng bắt đầu tăng, Chủ tịch FED Jerome Powell còn cho rằng, lạm phát cao hơn có khả năng là “nhất thời” và sẽ giảm bớt khi tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu được tháo gỡ.

Tuy nhiên, tháng này qua tháng khác, những cú sốc nguồn cung vẫn "không chịu giảm bớt". Song song với đó, những sự kiện bất ngờ đã khiến tình hình thêm tồi tệ.

Năm 2023: Kinh tế thế giới sẽ ra sao?
Nguồn: TTXVN

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022 đã thực sự gây ra một “cú sốc” về nguồn cung. Giá dầu tăng 1/3 khi các nước phương Tây trừng phạt Nga, nhà sản xuất dầu thô lớn. Giá lương thực cũng tăng mạnh do chi phí phân bón và vận chuyển cũng như việc Nga phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Những yếu tố đó kết hợp với nhau đã khiến lạm phát của năm 2022 tăng đều đặn lên mức cao nhất trong nhiều thập niên. Để giải quyết vấn đề lạm phát, FED đã tăng lãi suất cơ bản 7 lần trong năm 2022. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng lần lượt "theo chân" FED.

Rủi ro suy thoái khó kiểm soát hơn

Sau mỗi lần tăng lãi suất thêm một nửa điểm phần trăm, những người đứng đầu FED, hay các ngân hàng trung ương của các quốc gia giàu có đều để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023, nhằm chống lại lạm phát cao ngất ngưởng, ngay cả khi họ thừa nhận rằng nền kinh tế của các quốc gia này đang suy yếu.

Rủi ro gia tăng là việc thắt chặt chính sách tiền tệ, thậm chí còn lớn hơn so với mức siết chặt lớn nhất trong bốn thập kỷ, sẽ làm suy yếu nhu cầu và việc tuyển dụng lao động nhiều đến mức đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái trong năm 2023, ngay sau khi sự suy giảm do đại dịch gây ra.

Ethan Harris - Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Bank of America Corp cho biết: “Chúng ta đang ở bên bờ vực suy thoái toàn cầu”. Còn Joe Little - Chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management, viết trong một báo cáo: “Nếu năm 2022 là năm lạm phát gia tăng, lãi suất tăng và thị trường chứng khoán giảm theo cấp số, thì năm 2023, sẽ là năm của chu kỳ vĩ mô”.

Tăng trưởng toàn cầu 2023 có thể sẽ dưới 2%

Đầu tháng 12/2022, Viện Tài chính quốc tế (IIF) đưa ra ước tính gây sốc khi dự báo rằng, mức tăng trưởng toàn cầu năm 2023 là 1,2%, chỉ bằng 1/5 mức tăng 6% của năm 2021, và chưa bằng một nửa so với mức 3,2% mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo cho năm 2022.

Nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng dưới 2% hai lần kể từ năm 2000, bao gồm mức tăng trưởng -1,3% vào năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu và mức tăng trưởng - 3,3% trong năm 2020 do đại dịch Covid-19. IMF dự báo, lạm phát toàn cầu sẽ tăng 6,5% trong năm 2023. Dù giảm so với ước tính khoảng 8,8% của năm 2022, nhưng mức tăng đó vẫn cao.

OECD đưa ra nhận định, lạm phát trung bình là 6% cho nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu (G20) trong năm 2023. Tốc độ tăng đó cao hơn nhiều so với mức 1-2% ở các nền kinh tế lớn trước đại dịch.

Một số nhà kinh tế lo lắng rằng, tình trạng thiếu lao động sẽ kéo dài, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ phụ thuộc vào lao động, do đó sẽ gây áp lực tăng lương và giá cả. Theo đó, lạm phát đang chuyển dịch từ hàng hóa sang dịch vụ - khu vực thường khó kiểm soát hơn.

Vào thời điểm này, trọng tâm chính của cả 3 ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới trong năm 2023 là vấn đề thị trường việc làm. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển lớn ở mức 4,4% trong quý III/2022, là mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1980. Điều đó đang đẩy tiền lương lên cao, tăng áp lực buộc các công ty phải tăng giá hàng hóa để bảo vệ lợi nhuận.

Khi đó, ngân sách hộ gia đình sẽ gặp phải khó khăn 2 mặt: giá cả cao hơn và nợ thế chấp cao hơn do lãi suất vẫn được duy trì ở mức cao để chống lạm phát. Các công ty cũng sẽ bị vắt kiệt, bởi vậy phải giảm đầu tư. Tất cả những yếu tố này sẽ là những gánh nặng mà các nền kinh tế phải đối mặt.

Với tăng trưởng toàn cầu vốn đã yếu, các cú sốc tiêu cực bổ sung có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong năm 2023.

5 biến số của nền kinh tế toàn cầu năm 2023

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, TS. Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu 5 yếu tố rủi ro chính có thể thành hiện thực trong năm 2023.

Thứ nhất là rủi ro thắt chặt tiền tệ bổ sung, nếu các ngân hàng trung ương có thể sẽ tiếp tục phải tăng lãi suất nhanh hơn và lên mức cao hơn dự kiến để đối phó khi lạm phát vẫn liên tục cao hơn mục tiêu.

Thứ hai, trong một nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và chi phí đi vay tăng, áp lực ngày càng tăng đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển về dòng vốn, mất giá tiền tệ…

Thứ ba, hoạt động kinh tế yếu hơn mức dự kiến ở Trung Quốc trong bối cảnh gián đoạn liên quan đến đại dịch và căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản.

Thứ tư, bất ổn địa chính trị và phân mảnh thương mại có thể dẫn đến một làn sóng gián đoạn sản xuất mới và giá cả cao hơn đối với hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu, như đã xảy ra trong đại dịch và cuộc xung đột ở Ukraine.

Thứ năm, khí hậu toàn cầu có thể đang tiến gần đến "điểm bùng phát" mà tại đó, những biến đổi tăng tốc theo hướng bất lợi có thể gây ra chi phí đáng kể.

"Nếu một hoặc nhiều rủi ro trong số này thành hiện thực, chúng ta có thể đang hướng tới một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023" - chuyên gia WB nói.